Những trò chơi dễ gây nghiện nhất trong lịch sử

Có thể các bạn không biết nhiều về những trò chơi này, nhưng sau khi đọc bài viết có thể bạn sẽ nghiện chúng đấy.

Nolan Bushnell, một kĩ sư trong ngành video game, đã nói rằng trò chơi sẽ càng trở nên phổ biến và cuốn hút khi nó “dễ chơi, nhưng khó chơi giỏi”.

Và sự thực, rất nhiều trò chơi cổ điển như cờ vua, cờ vây, và ngay cả cờ cá ngựa... đã xuất hiện từ rất lâu rồi, với luật chơi rất đơn giản nhưng không ai có thể phủ nhận được sự lôi cuốn của chúng: chính vì luật chơi đơn giản mà từ đó, người chơi có thể tạo ra những mánh khoé phức tạp để đạt được lợi thế.
Những trò chơi dễ gây nghiện nhất trong lịch sử

Và sau đây là mười ví dụ điển hình nhất về những trò chơi tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại vô cùng rắc rối và lôi cuốn. Có thể các bạn không biết nhiều về những trò chơi này, nhưng sau khi đọc xong bài viết có thể bạn sẽ nghiện chúng đấy.

10. Go - Cờ vây

Cờ vây xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào khoảng 3000 năm trước.

Thoạt đầu, trò chơi này có vẻ đơn giản. Hai người, một người chơi quân đen, và người kia chơi quân trắng, ngồi đối diện nhau bên một chiếc bàn có kẻ ô vuông với 19x19 đường kẻ. Khi đến lượt, người chơi sẽ đặt một quân cờ của mình vào một vị trí giao cắt giữa hai đường. Người thắng là người có nhiều “đất” trên bàn hơn, và/hoặc là người bắt được nhiều quân của đối phương hơn. Luật chơi cờ vây tương đối phức tạp, bạn có thể tham khảo tại đây
Do có hai cách để chiến thắng, và các chiến thuật phức tạp trong trò chơi đã khiến nó trở nên rất hấp dẫn. Cờ vây là một thách thức lớn, và thực tế là không một ai có thể lập trình trò chơi này trên máy tính để chiến thắng những bộ óc vĩ đại nhất của con người.

9. Backgammon

Backgammon là một trong những trò chơi cổ xưa nhất thế giới. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra bộ bàn cờ Backgammon ở trong thành phố cổ Burnt thuộc quận Sistan-Baluchistan của Iran, tức là ít nhất trò chơi này đã xuất hiện vào năm 3000 trước Công nguyên. Trò chơi này cũng được ưa chuộng tại Romans, họ gọi nó là Ludus Duodecim Scriptorum – the 12-sided game. Và nó trở nên phổ biến trong giới sinh viên Mỹ những năm 1970.
Trò chơi này khá đơn giản. Mỗi bên có 15 quân cờ, trước tiên bạn phải di chuyển chúng xung quanh bàn để đưa về sân chơi của mình, sau đó lấy toàn bộ chúng ra khỏi bàn. Số bước di chuyển những viên đá sẽ tương ứng với con số hiện trên xúc xắc, nên có vẻ như game này là game may mắn. Tuy nhiên, sẽ chỉ tính đến may mắn khi hai người chơi có kĩ năng chơi tương đương nhau. Người ta còn làm hẳn một trang web riêng backgammon.org, trong đó có rất nhiều bài viết về các chiến thuật và mẹo trong trò chơi. Ngoài ra, game còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tính toán của người chơi, và khả năng phân tích tình huống sẽ giúp phân loại xem ai là người thực sự giỏi.

8. Shogi

Ở phương Tây, đôi khi Shogi được gọi là “cờ vua Nhật”. Nó được sáng tạo ra vào thế kỉ thứ 7 sau Công nguyên, những mảnh cổ xưa nhất của trò chơi này được tìm thấy tại một ngôi chùa ở Horyuji. Và trò chơi này được phát triển hoàn toàn riêng biệt với trò cờ vua của châu Âu.

Tuy vậy shogi và cờ vua có rất nhiều điểm tương đồng. Shogi và cờ vua đều có mục tiêu giống nhau là ăn được quân Vua của đối phương, và chúng đều được chơi trên một bàn cờ gồm nhiều ô vuông, gồm những quân cờ minh hoạ cho quân đội thời Trung cổ (shogi thì khác ở chỗ, thay vì khắc những quân cờ thành hình thù đặc trưng, thì người ta lại khắc chữ lên các quân cờ). Và cả hai trò chơi này đều được tất cả mọi người yêu thích, ở mọi lứa tuổi, nó là trò chơi thách thức những bộ óc siêu đẳng nhất.
Nhưng mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng như vậy, nhưng luật chơi của Shogi lại rất khác cờ vua. Sau khi ăn được một quân của đối phương, người chơi có thể thêm quân này vào trong đội quân của mình và được đặt nó lên bất kì điểm nào trên bàn cờ (quân cờ thuộc bên nào không quyết định bằng màu sắc mà bằng hướng của nó trên bàn cờ). Thêm nữa, các quân cờ có thể được “thăng chức” khi chúng tiến đến những vị trí nhất định trên bàn cờ, giống như việc phong hậu ở cờ vua vậy. Và theo một nhà thiết kế game Jack Botermans, “Bạn không thể biết chắc chắn rằng bạn chiến thắng, trừ khi bạn thực sự ăn được quân Vua của đối phương.”

7. Domino

Bộ domino cổ xưa nhất hiện tại được tìm thấy ở ngôi mộ Pharaoh Ai Cập Tutankhamen, tức là khoảng năm 1355 trước công nguyên, và ở Trung Quốc từ xưa cũng đã có những bằng chứng về việc mọi người chơi domino, trước khi nó xuất hiện ở châu Âu vào giữa những năm 1700.
Ngày nay, ở châu Âu và châu Mĩ, bộ domino có 28 mảnh, mỗi mảnh có số lượng chấm khác nhau ở vị trí khác nhau, ví dụ như 6-5, 4-0, hay là 3-1. Các quân domino được úp xuống, xáo trộn trên bàn, và mỗi người chơi sẽ bốc quân để xác định lượt đánh đầu tiên. Mỗi người sau đó sẽ lấy một số lượng quân tương đương nhau, sẽ là 14 quân mỗi người nếu chơi 2 người, và 7 quân mỗi người khi chơi 4. Người may mắn đi đầu sẽ lựa chọn một quân để đặt xuống bàn, thường là quân có điểm cao nhất. Những người tiếp theo sẽ phải nối tiếp theo một quân có số tương ứng với những quân trên bàn, hoặc sẽ phải chuyển lượt sang người tiếp theo. Và cuối cùng, người chiến thắng là người đã đánh hết toàn bộ số quân của họ, hoặc là người có tổng điểm số các chấm trên các quân domino còn lại là thấp nhất.

Trò chơi này có vẻ chỉ dựa vào may mắn, nếu bạn có quân phù hợp thì đánh ra, nếu không thì phải qua lượt. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn như vậy. Nếu biết cách tính toán khả năng quân tiếp theo của đối phương, và khả năng ghi nhớ các quân trên bàn, người chơi sẽ có thể làm chủ được các nước đánh của mình sao cho số điểm còn lại là thấp nhất.

6. Charades

Còn gì đơn giản hơn trò chơi này nhỉ: chẳng cần một loại dụng cụ gì, chỉ cần tay chân, cơ mặt, miệng, lưỡi và dây thanh âm để nói to lên gợi ý thôi. Charade – trò chơi đố chữ - trò chơi mà người chơi sẽ phải ra hiệu cho những người cùng đội đoán một từ nào đó trong một chiếc mũ – thường là tiêu đề của một cuốn sách hay một bộ phim nào đó.
Nguồn gốc của trò chơi này khá mù mờ, cái tên charade có thể có nguồn gốc từ một từ tiếng Ý schiarare, có nghĩa là “gỡ rối”, hoặc schiarato – làm sáng tỏ, gỡ rối. Nhưng vào cuối những năm 1800, trò chơi này trở thành một trò tiêu khiển khá phổ biến của những quý bà trong các bữa tiệc. Năm 1896, trên tờ báo The New York Times đã mô tả một câu lạc bộ gồm những thành viên trí thức là nam giới, họ tổ chức thường xuyên các sự kiện mà trong đó, tất cả mọi người đều phải dùng ngôn ngữ cử chỉ mà không được nói.
Và trò chơi này, tưởng chừng với luật chơi đơn giản – rằng bạn không được nói, hoặc đánh vần những gì bạn muốn truyền đạt, thì thực sự đây là một trò chơi khó, nếu người chơi bốc phải những cụm từ phức tạp, tối nghĩa; hoặc nếu như đồng đội của bạn là một người thích sự trừu tượng và đưa ra các gợi ý khó hiểu.

5. Checker.

Cũng như domino, checker – hay còn gọi là draughts – xuất hiện cách đây hàng ngàn năm ở Ai Cập. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra những miếng đá hình tròn cùng với bàn cờ được chia thành nhiều ô vuông nhỏ trong những hầm mộ cổ. Vào năm 360 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Plato đã đề cập đến trò chơi này trong cuốn sách mang tên “The Republic”. Trò chơi vẫn tồn tại qua thời kì sụp đổ của Hy Lạp, và lại nổi lên vào thời kì Phục Hưng ở châu Âu, nơi mà cuốn sổ tay về luật chơi checker lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1549.
Hiện nay có rất nhiều phiên bản của trò chơi này. Với phiên bản chuẩn của Mỹ, hai người chơi sẽ ngồi đối diện nhau bên một chiếc bàn cờ 8x8 ô vuông nhỏ, mỗi bên có 12 quân cờ. Nhiệm vụ của mỗi người là ăn hết toàn bộ các quân cờ của đối phương bằng cách “nhảy” qua chúng. Ban đầu, các quân cờ chỉ có thể di chuyển lên phía trước và theo đường chéo, nhưng khi chúng tiến đến hàng cuối cùng, tức hàng gần đối phương nhất, chúng sẽ được “đội vương miện”, và có thể di chuyển theo hướng ngược lại.

Bạn có thể thấy, trò chơi này rất đơn giản. Trong cuộc thi checker ở Mỹ cũng chỉ thêm khoảng 16 điều luật đơn giản cho nó. Nhưng không hẳn như vậy, những người chơi lâu năm sẽ biết cách sử dụng những chiến thuật kinh điển với những cái tên như “the double-ended trapping trio trick” hay “forced capture policy”, có thể đưa đối thủ vào thế bí

4. Reversi

Nguồn gốc của trò chơi này thực sự quá mù mờ. Theo một vài nguồn tin, reversi được sáng tạo ra vào năm 1870 bởi một người Anh tên J.W. Mollett, và cái tên ban đầu của nó là Trò chơi thôn tính – Game of Annexation. Nhưng có một người Anh khác, Lewis Waterman, tự cho mình là người sáng tạo ra trò chơi đó, và vào năm 1887 anh ta đã đăng kí bản quyền trò chơi này với cái tên Reversi, và rồi phải ra toà đối chất với nhà phát hành của Mollett, F.H.Ayres. Cuối cùng, Waterman đã thất bại, khi cái tên Reversi – hình như được mượn từ một trò chơi bài của Pháp, không phải là một từ chuẩn theo luật pháp Anh, và từ đó nó không thể được đăng kí bản quyền. Và mọi thứ trở nên khó hiểu hơn nữa, khi đến năm 1971, một người bán hàng Nhật Bản tên Goro Hasegawa tuyên bố đã tạo ra một trò chơi tương tự, được đặt tên là Othello, theo tên của một nhân vật trong tác phẩm của Shakepear.
May mắn thay, mặc dù có một lịch sử phức tạp như vậy, nhưng trò chơi này rất dễ chơi. Với một bàn cờ 8x8 ô vuông, mỗi người chơi sẽ nhận 32 quân cờ có hai mặt đen và trắng. Trò chơi bắt đầu, mỗi người nhận một màu. Người chơi lần lượt đặt các quân cờ, sao cho các quân có màu của đối phương nằm giữa hai quân cờ có màu của mình, và khi đó các quân cờ của đối phương sẽ lật mặt lại và trở thành quân cờ của mình. Kết thúc game, ai có số quân cờ nhiều hơn thì người ấy chiến thắng. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng trò chơi này giúp chúng ta luyện được tư duy nhanh nhạy với cái đầu quan sát toàn diện. Nó nhanh chóng trở thành một trò chơi ưa thích của mọi người.

3. Pachisi

Trò chơi này, gần giống như trò Cờ cá ngựa của chúng ta. Nhưng hãy quay ngược lại một chút về lịch sử của nó. Trò chơi này xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 6 sau Công Nguyên, nó có liên quan tới một trò chơi của người Ân Độ có tên chaupar – tức là số 25 trong tiếng Hindu, vì trước đây người ta thường dùng những vỏ ốc thay cho xúc xắc, và 25 là con số lớn nhất có thể tung được. Vào thế kỉ XVI, hoàng đế Akbar là một trong những người nghiện trò chơi này. Khi ông xây dựng thủ đô mới tại Fatehpur Sikri, ông đã cho làm một chiếc bàn bằng đá to, và các nữ nô lệ mặc những bộ trang phục rực rỡ trở thành các quân cờ. Một thế kỉ sau, những nhà thám hiểm ở Anh đã mang trò chơi này từ Ấn Độ về Châu Âu. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến khắp nơi, với tên gọi khác nhau ở mỗi nước, như Ludo ở Anh, Parcheesi ở Mỹ, để rồi đến năm 1869 nó được đăng kí bản quyền bởi E.G. Selchow.
Và như các bạn đã biết, cờ cá ngựa chơi rất đơn giản, tuy nhiên có những nước cờ chiến thuật mà bạn có thể sử dụng, như dùng một quân cờ để chặn hoặc đá luôn quân của đối phương. Nó sẽ trở nên phức tạp hơn khi có 4 người chơi và liên minh thành hai cặp: người này sẽ giúp người kia chặn quân của đối phương để đồng đội có thể về chuồng an toàn.

2. Scrabble

Đây là một trong những trò chơi ô chữ phổ biến nhất trên thế giới. Và nguồn gốc của nố, thật bất ngờ, không phải là từ một nhà hiền triết hay một nhà ngôn ngữ học nào cả, mà do một kiến trúc sư thất nghiệp tên Alfred Mosher Butts tạo ra để giết thời gian.

Ý tưởng của Butts là anh ta muốn kết hợp việc nâng cao kĩ năng từ vựng với trò chơi giải ô chữ. Qua việc tìm hiểu về tần số xuất hiện các chữ cái trong từ điển, Butts đã phân loại các chữ cái, thêm một vài quy định đơn giản, và sau đó Butts dùng dụng cụ thiết kế của mình để làm một chiếc bảng để chơi trò này, tên ban đầu của nó là Lexico, sau đó là Criss-Cross Words, rồi James Brunot – một chủ thầu đã nhận sản xuất trò chơi này – cho nó một cái tên dễ nhớ hơn: Scrabble.
Trò chơi nhanh chóng trở nên thu hút, không chỉ vì nó đơn giản, mà vì nó rất thách thức người chơi: tìm được một từ nào đó phù hợp, với các chữ cái đã có sẵn ở những vị trí nhất định, bạn cần phải có cả sự thông minh lẫn vốn từ vựng khổng lồ. Theo một bài báo trên tạp chí New York Times năm 2004 về Scrabble, top 100 người chơi trò này phải có vốn từ vựng từ 120.000 từ trở lên – gấp ba đến bốn lần vốn từ mà một sinh viên tốt nghiệp có. Một người chơi chia sẻ: “Bạn không thể chiến thắng trò chơi này trong các cuộc thi, nếu bạn không thuộc toàn bộ các từ vựng từ hai đến chín chữ cái”.

1. Cờ vua.

Không thể phủ nhận rằng, cờ vua là trò chơi phổ biến nhất thế giới, từ đứa trẻ con đến những cụ già đều biết luật chơi của nó. Và nó có sức cuốn hút ghê hồn: đến nỗi một hoạ sĩ nổi tiếng của Pháp Marcel Duchamp, do chơi cờ vua nhiều quá nên đã trở nên bị ám ảnh, và anh đã ngừng hẳn việc vẽ tranh khi mới ngoài 30 tuổi. “Mọi thứ xung quanh tôi chỉ còn lại những quân cờ, không có gì có thể lôi cuốn tôi hơn là làm thế nào để chiến thắng”.
Cờ vua vốn vẫn quá thu hút và mê hoặc người ta. Ở mức độ cơ bản, một đứa trẻ tiểu học cũng có thể hiểu được luật chơi, rằng quân tượng phải đi đường chéo, quân vua chỉ có thể di chuyển từng ô một... Nhưng ở mức độ cao hơn, người ta có thể sử dụng rất nhiều chiến thuật khác nhau. Người ta thường nghĩ cờ vua là một trò chơi toán học, nhưng thực ra, yếu tố tâm lý lại đóng vai trò chính, khi mà người chơi xem xét kĩ lưỡng từng biểu hiện và cử chỉ của đối phương để tìm ra được điểm yếu. Mark Dvoretsky, một người dạy chơi cờ vua, đã nói: “Đấu thủ đi một nước tưởng chừng như vô hại, nhưng thực ra, anh ta đang rất thận trọng. Và rồi, ta sẽ biết nước đi đó nguy hiểm như thế nào”.
Theo: Kenh14.vn

Chia sẻ bài này

Xem thêm

Những trò chơi dễ gây nghiện nhất trong lịch sử
4/ 5
Oleh
Loading...