Nhà cổ hơn trăm tuổi ở Đồng Nai

Ngôi nhà của dòng họ Đào ở Phú Hội thuộc huyện Nhơn Trạch được xây dựng từ thế kỷ XIX, kiến trúc xưa đến nay hầu như còn nguyên vẹn. Đây là ngôi nhà được rất nhiều đoàn làm phim tìm đến khi có bối cảnh quay về lịch sử, thời xa xưa.

Theo Phòng VHTT H.Nhơn Trạch, nhà cổ họ Đào được ông Đào Mỹ Thiền (con trai thứ 4 trong dòng tộc họ Đào) xây cất vào cuối thế kỷ XIX (1898). Thời kỳ đó gia tộc họ Đào là một trong những phú gia vùng đất Phú Hội. Ngôi nhà được xây dựng trong 3 năm với kinh phí vào loại bậc nhất thời bấy giờ. Người dân vùng Phú Hội thường gọi bằng cái tên Nhà hội đồng Liêu.

< Thiết kế theo kiểu nhà chữ đinh, không gian sinh hoạt truyền thống. Nhà trên là nơi thờ phụng, tiếp khách đồng thời là chỗ ngủ của các thành viên nam trong gia đình.Nhà dưới là nơi nghỉ và tiếp khách thân thuộc dành riêng cho các thành viên nữ.

< Nhà gồm 3 gian 2 chái với 48 cột gỗ căm xe chia thành 8 hàng. Khung nhà thuộc loại nhà xuyên trính. Cây xuyên được chạy chỉ thẳng tắp nối kết 3 gian nhà chính, trính được chạy chỉ uốn cong như cánh én.

Ngôi nhà có tổng diện tích 466m2 với nhà trên là nơi thờ phụng, tiếp khách đồng thời là nơi ngủ của các thành viên nam trong gia đình. Nhà dưới là nơi nghỉ và tiếp khách dành riêng cho các thành viên nữ. Phần mở rộng gồm nhà bếp và kho chứa thóc gạo.

< Nhà cổ họ Đào khác với các nhà cổ khác ở phía Nam chính là sự bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn từ ngày được xây dựng cho đến nay. Chính vì điều đó, nhiều đạo diễn làm phim cổ trang thường chọn nơi đây làm bối cảnh cho phim của mình.

Khung nhà tổng cộng có tới 114 cột, trong đó có 48 cột bằng gỗ căm xe đen. Cây xuyên được chạy chỉ thẳng tắp nối kết 3 gian nhà chính.

< Nhà trên thoáng đãng vẫn giữ nguyên không gian nội thất cổ kính của thuở tạo lập như bộ trường kỷ, bàn hột xoài, tủ thờ, phản gỗ, hệ thống bao lam… và tuân thủ chặt chẽ cách bày trí gồm nội tự (trong thờ cúng) và ngoại khách (ngoài tiếp khách).

Mối nối các đoạn kèo được liên kết với nhau tài tình trong nét chạm trổ tinh tế và điêu luyện. Hai bên hông và mặt dưới của vì kèo đều được chạm khắc các biểu tượng mai điểu, trúc tước, tùng lộ, bút thư….

< Mối nối các đoạn kèo được liên kết với nhau trong nét chạm trổ điêu luyện. Hai bên hông và mặt dưới của vì kèo được chạm khắc mai điểu, trúc tước, tùng lộ, bút thư… cùng hệ thống dây lá đan xen hài hòa.

Đầu kèo mái hiên được cách điệu 6 đầu rồng hòa lẫn trong nét chạm trổ hoa lá vươn mình đỡ mái hiên. Các bộ phận cấu thành khung nhà đều liên kết chặt chẽ vơi nhau bằng hệ thống mộng chốt. Ngoài ra, trong gian nhà chính còn 11 bức hoành phi, 8 cặp liễn đối bằng chữ Hán và được sơn son thếp vàng. Nội thất được sử dụng và thờ tự bao đời nay đều nguyên vẹn như: bộ trường kỷ, bàn hột xoài, tủ thờ, phản gỗ, hệ thống bao lam.

< Những thiết kế cổ với bao lam, bàn ghế, tủ thờ, khuôn bông, cánh én, cửa, vì kèo… chạm trổ tinh vi, sống động đã thể hiện khối óc sáng tạo, bàn tay tài hoa của đội ngũ nghệ nhân dân gian xưa cũng như dấu ấn điêu khắc, kiến trúc thế kỷ XIX.

Cửa trước của ngôi nhà cũng được trang trí rất công phu, cầu kỳ. Mỗi một khung cửa là một mảng kiến trúc độc lập với những cánh én, khuôn bông đối xứng nhau, trổ trên đấy những dây leo, hoa lá, hồi văn, quyển thư, nho sóc, mai điểu…đan xen nhịp nhàng.

< Nhiều đồ dùng cổ vẫn còn được lưu giữ trong ngôi nhà này như đèn dầu, bình gốm, các bức bình phong...

Tính đến nay ngôi nhà đã truyền qua 3 thế hệ, người đang nắm giữ trọng trách giữ gìn tài sản của tổ tiên là ông Đào Trí Ngọc (nay đã 92 tuổi), mọi việc trông coi hầu như giao cho người con trai là anh Đào Mỹ Trí Nhân lo liệu.

< Mái hiên nhà cổ kính, trang nghiêm không khác gì những phủ quan lại thời Nguyễn ở cố đô Huế hay Gia Đình xưa.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nhân cho biết ngôi nhà đã được nhiều đoàn làm phim sử dụng làm bối cảnh trong các cảnh quay lịch sử, cổ xưa. Ngôi nhà tham gia đóng phim đã hơn 10 năm nay, từ các đoàn làm phim của TP.HCM đến các tỉnh ở miền Tây.

Ngoài phim lịch sử thì các phim cho thiếu nhi như cổ tích VN, hài kịch cũng tìm đến. một số bộ phim nổi tiếng đã từng quay cảnh ở đây như: Lục Vân Tiên, Ma Mười (VN hợp tác với Hàn Quốc), Bình Tây Đại Nguyên Soái… Ngoài ra theo anh Nhân, hàng năm ngoài các đoàn làm phim thì ngôi nhà đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tới tham quan, nghiên cứu kiến trúc cổ của dân tộc.

Theo thống kê của BQL Di tích danh thắng Đồng Nai, xã Phú Hội có 16 ngôi nhà niên đại trên 100 năm, riêng nhà cổ họ Đào nằm trong số 25 ngôi nhà cổ tiêu biểu của tỉnh được Cục di sản văn hóa phối hợp với Cục tài sản văn hóa Nhật Bản tiến hành kiểm kê, đo vẽ kiến trúc. Mới đây, Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai đã chọn nhà cổ họ Đào là một điểm đến trong tour du lịch mới đến Nhơn Trạch.

Tổng hợp từ Thanh Niên, Vnexpress
Du lịch, GO!

Chia sẻ bài này

Xem thêm

Nhà cổ hơn trăm tuổi ở Đồng Nai
4/ 5
Oleh
Loading...