Dựa trên các số liệu từ Cơ quan khảo sát tai nạn giao thông đường bộ Mỹ (NMVCCS) và dữ liệu tai nạn giao thông của bang Bắc Carolina, năm 2012, Cơ quan An toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA) đã công bố một báo cáo chi tiết dài 132 trang về tai nạn xe hơi do lỗi đạp nhầm chân ga và phanh. Các số liệu dưới đây cho thấy một cái nhìn tổng quan về kiểu tai nạn này.
Dạng tai nạn do lỗi đạp nhầm chân ga và phanh tại Mỹ không hề hiếm, theo thống kê của NHTSA năm 2012, nước này xảy ra trung bình 15 vụ tai nạn như vậy mỗi tháng, tức trung bình 2 ngày có một vụ.
Dạng tai nạn do lỗi đạp nhầm chân ga và phanh tại Mỹ không hề hiếm, theo thống kê của NHTSA năm 2012, nước này xảy ra trung bình 15 vụ tai nạn như vậy mỗi tháng, tức trung bình 2 ngày có một vụ.
Với các dữ liệu thu thập được từ khoảng hơn 2.500 vụ tai nạn do lỗi nhầm chân ga và phanh, NHTSA cho biết có tới 2/3 số lượng tài xế gây tai nạn là nữ giới, và địa điểm xảy ra tai nạn phần lớn là ở các điểm đỗ xe. Theo NHTSA, một trong những lý do chính đó là phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé hơn, không phù hợp với nhiều mẫu xe khi so với nam giới.
Đối tượng tài xế điều tra được NHTSA chia thành nhiều nhóm tuổi (5 năm 1 nhóm), và biểu đồ tỷ lệ gây tai nạn do lỗi nhầm chân ga/phanh được NHTSA xác định mang hình chữ “U”, tức các nhóm tài xế 16-20 tuổi và trên 76 tuổi mắc lỗi này với tỷ lệ nhiều nhất. Nguyên nhân được NHTSA chỉ ra đó là do hoạt động của não bộ kém. Trong khi nhóm tuổi từ 16-20 có não bộ chưa thật sự hoàn thiện như người trưởng thành, thì ở nhóm người cao tuổi, hoạt động của cơ quan này cũng đã giảm sút đáng kể.
Biểu đồ trên cho thấy sự liên quan của tuổi tác, bằng lái tới số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp tại Mỹ trong các năm từ 2000 đến 2010. Theo đó, cột màu đỏ là tỷ lệ tai nạn do nhầm bàn đạp gây ra bởi các nhóm tuổi, còn cột màu xanh là tỷ lệ bằng lái trong các nhóm tuổi khác nhau. Những người có tuổi dưới 20 chỉ chiếm khoảng chưa đến 5% lượng bằng lái được cấp tại Mỹ (gần 200 triệu bằng lái), nhưng gây ra tới gần 12% số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp, gấp 2,38 lần tỷ lệ bằng lái. Đặc biệt, người có độ tuổi trên 65 thì tương quan giữa 2 tỷ lệ này càng chênh lệch. Ở phía ngược lại, những người nằm trong độ tuổi 35-39 chiếm tới 10% lượng bằng lái ở Mỹ, nhưng chỉ gây ra khoảng 2% số vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga và phanh.
Dựa trên số liệu theo dõi của cả NMVCCS và bang Bắc Carolina trong các năm từ 2004 đến 2008, tỷ lệ tai nạn do lỗi đạp nhầm chân ga/phanh tại Mỹ so với tất cả các loại tai nạn ô tô khác là 0,2%.
Từ mẫu khảo sát gồm 2.393 vụ tại nạn gây ra do lỗi đạp nhầm chân ga thay vì phanh ở bang Bắc Carolina trong các năm từ 2004 đến 2008, các nhà thống kê cho thấy nữ giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nam giới ở tất cả các nhóm tuổi. Các dữ liệu khác của NMVCCS cũng chỉ ra một tỷ lệ tương tự, và tính trung bình nữ giới gây ra tới 2/3 số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp ga và phanh.
Nhiều người tin rằng, lái xe ít kinh nghiệm thì mới mắc lỗi nhầm bàn đạp ga và phanh, điều này không công bằng. Những người nhiều kinh nghiệm vẫn mắc lỗi này bình thường. Theo định nghĩa của NHTSA, các tài xế được xếp vào nhóm tài xế kinh nghiệm là những người có ít nhất 4 năm lái xe thường xuyên, tài xế thiếu kinh nghiệm là những người có thời gian lái dưới 4 năm, các tài xế không có bằng hoặc không đủ tiêu chuẩn cấp bằng. Theo phân loại này thì bang Bắc Carolina có tỷ lệ tài xế kinh nghiệm là 83% và tài xế thiếu kinh nghiệm là 17%. Tuy nhiên, theo thống kê từ 2.263 vụ tai nạn do nhầm bàn đạp ở bang này, thì tài xế nhiều kinh nghiệm cũng gây ra tới 1.428 vụ (chiếm 63%). Đặc biệt gần 69,5% số vụ gây ra bởi những người có bằng lái hạng cao nhất (Full License), 6,06% vụ là do những tài xế có bằng lái liên bang (Out-of-State License), tổng cộng các nhóm tài xế có bằng lái cấp 1-2-3 chỉ gây ra 7,3% số vụ.
Về địa điểm xảy ra các vụ tai nạn do nhầm bàn đạp, dữ liệu của bang Bắc Carolina và thống kê từ các phương tiện truyền thông đều cho thấy rằng địa điểm xảy ra loại tai nạn này đa phần là ở các bãi đỗ xe hoặc khi đánh xe ra/vào garage (57%), 42% số vụ xảy ra khi đang đi trên đường, và 1% số vụ không xác định địa điểm.
Lơ đễnh, xao nhãng rồi giật mình đạp nhầm là những lý do chính gây ra lỗi này, và theo thống kê chi tiết của NHTSA thì các kiểu xao nhãng chủ yếu dẫn đến tai nạn dạng này theo thứ tự lần lượt là: nhìn sang hướng khác, lấy một đồ vật nào đó trong xe, để tâm đến các hành khách khác trong xe, sử dụng điện thoại, điều chỉnh radio/CD…
Về tư thế của tài xế khi xảy ra tai nạn, NHTSA cũng liệt kê ra các kiểu tư thế chính theo thứ tự bao gồm, nhoài người qua ghế phụ, ghế sau hoặc với xuống sàn để nhặt đồ vật rơi; vội vàng quay lại xe khi rời mà quên trả số về N hoặc P; nhìn sang hướng khác…
Nhiều người nghe thấy một vụ tai nạn đạp nhầm chân ga thường hay kết luận ngay rằng tài xế gây tai nạn đang say rượu hoặc thậm chí là “phê thuốc”, tuy nhiên việc này là võ đoán. Theo thống kê của bang Carolina, trong 2.399 vụ thì có tới 2.235 vụ (93%) gây ra bởi những người có trạng thái thần kinh và sức khỏe gần như hoàn toàn bình thường, không đau ốm, không dùng chất kích thích; chỉ có 1% số vụ mà tài xế được xác định là có dùng chất kích thích.
Về thời gian thường xảy ra tai nạn do đạp nhầm chân ga trong ngày, NHTSA đưa ra cả ba số liệu thống kê, từ Carolina, trên các phương tiện truyền thông và của NMVCCS. Có một ít khác biệt giữa số liệu của NMVCCS so với hai báo cáo còn lại, tuy nhiên tính chung thì các vụ tai nạn này xảy ra chủ yếu trong khoảng thời từ 12h trưa đến 3 giờ chiều (chiếm khoảng một phần ba).
Liên quan đến yếu tố con người, các nhà nghiên cứu đã cố tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến lỗi thao tác ở bàn chân, đặc biệt ở các tài xế giàu kinh nghiệm, tại sao họ không nhận ra lỗi này ngay lập tức để có phản xạ đúng đắn kịp thời, và tại sao nhiều người phản xạ theo hướng vẫn luôn cho là mình đạp đúng và tiếp tục đạp chân ga trong một thời gian rất dài (nhiều trường hợp lên tới hơn 12 giây), cho đến khi chiếc xe bị chặn lại bởi vật cản lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thao tác bàn chân của tài xế là thao tác ở “vị trí mù”, họ không nhìn thấy chân của mình trong lúc thao tác mà hoàn toàn dựa vào cảm giác để phân biệt vị trí đạp, hướng đạp, biên độ đạp, lực đạp và tốc độ. Tài xế có thể đã chọn cách phản ứng đúng đó là quyết định đạp phanh, nhưng nhầm lẫn khi thi hành (đạp ga thay vì phanh) vì nhiều lý do. Các lý do này bao gồm sự đa dạng về thời điểm và lực vận động của các cơ bắp (do hệ thần kinh chi phối), vị trí của đầu và thân người cũng như sự di chuyển có tính tiêu cực của chiếc xe.
Sự đa dạng đó tạo ra nhiều điểm đặt khác nhau của bàn chân. Phần lớn các lần đạp phanh là chính xác, nhưng vẫn có một tỷ lệ không hề nhỏ mà người lái chọn sai điểm đặt do khoảng cách giữa chân và phanh là tương đối lớn, nếu điểm sai lệch về bên phải thì người lái sẽ đạp trúng chân ga, lúc này họ vẫn tin mình đạp đúng chân phanh mà không có một chút nghi ngờ. Thời gian vận động các cơ càng nhanh thì lực cần dùng càng lớn, mà lực càng lớn thì khả năng sai điểm đặt càng cao; vị trí chân càng xa bàn đạp phanh thì khả năng sai cũng sẽ càng lớn. Ngoài ra, quay đầu sang hướng khác hoặc khi tư thế thân người không bình thường như trường hợp xoay người, nhoài người cũng khiến bàn chân sai định hướng dẫn đến sai điểm đặt.
Về lý do tại sao người lái không nhận thức được rằng mình đã đạp sai và vẫn tiếp tục đạp, nhà nghiên cứu Schmidt giải thích rằng đó là do nguyên lý sao chép của thần kinh vận động (efference copy). Khi hệ thần kinh trung ương gởi đi tín hiệu để bàn chân để thực hiện thao tác chuyển động và đạp. Lệnh vận động này được sao chép và gởi đến một vùng khác của bộ não nhằm thông báo với thần kinh thụ cảm rằng, thần kinh trung ương đã truyền lệnh, chuẩn bị ghi nhận phản hồi thực tế từ chân. Bản sao chép này là nguồn đối chiếu để xem xét tính đúng đắn của vận động.
Liên quan đến tình huống đạp nhầm chân ga, hệ thần kinh trung ương đã truyền lệnh đúng khi yêu cầu đạp phanh, nhưng trong một số hoàn cảnh bản sao chép này đã thay thế cho tín hiệu phản hồi thực tế từ chân và ra hiệu rằng vận động đã được thực hiện đúng. Đây là lý do mà người lái không nhận thức được rằng mình đã đạp sai và tiếp tục đạp sâu hơn, lâu hơn. Ngoài ra, trong trạng thái căng thẳng cao độ, phản ứng hoảng loạn tìm cách thoát ra khỏi trạng thái nguy hiểm rất cận kề, có thể khiến các chức năng nhận thức suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến các quyết định thiếu chính xác và nguy hiểm. Rất nhiều người thậm chí rơi vào trạng thái cứng đờ, không thể làm gì khác, được gọi là trạng thái “cảnh giác quá độ” (hypervigilant).
Đối tượng tài xế điều tra được NHTSA chia thành nhiều nhóm tuổi (5 năm 1 nhóm), và biểu đồ tỷ lệ gây tai nạn do lỗi nhầm chân ga/phanh được NHTSA xác định mang hình chữ “U”, tức các nhóm tài xế 16-20 tuổi và trên 76 tuổi mắc lỗi này với tỷ lệ nhiều nhất. Nguyên nhân được NHTSA chỉ ra đó là do hoạt động của não bộ kém. Trong khi nhóm tuổi từ 16-20 có não bộ chưa thật sự hoàn thiện như người trưởng thành, thì ở nhóm người cao tuổi, hoạt động của cơ quan này cũng đã giảm sút đáng kể.
Biểu đồ trên cho thấy sự liên quan của tuổi tác, bằng lái tới số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp tại Mỹ trong các năm từ 2000 đến 2010. Theo đó, cột màu đỏ là tỷ lệ tai nạn do nhầm bàn đạp gây ra bởi các nhóm tuổi, còn cột màu xanh là tỷ lệ bằng lái trong các nhóm tuổi khác nhau. Những người có tuổi dưới 20 chỉ chiếm khoảng chưa đến 5% lượng bằng lái được cấp tại Mỹ (gần 200 triệu bằng lái), nhưng gây ra tới gần 12% số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp, gấp 2,38 lần tỷ lệ bằng lái. Đặc biệt, người có độ tuổi trên 65 thì tương quan giữa 2 tỷ lệ này càng chênh lệch. Ở phía ngược lại, những người nằm trong độ tuổi 35-39 chiếm tới 10% lượng bằng lái ở Mỹ, nhưng chỉ gây ra khoảng 2% số vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga và phanh.
Xuyên suốt các nhóm tuổi và giới tính, nguyên nhân chính dẫn đến lỗi đạp nhầm chân ga và phanh theo NHTSA là do sự lơ là thiếu tập trung. Thống kê của bang Bắc Carolina cho thấy có đến 44% số vụ tai nạn do nhầm chân ga/phanh xuất phát từ lý do này. Một tài xế lơ đễnh sẽ dễ bị giật mình trước các sự kiện hoặc những tình huống giao thông bất ngờ, từ đó dẫn đến hoảng loạn rồi đạp nhầm chân ga thay vì phanh. Và khi đã đạp nhầm, xe tăng tốc thay vì dừng lại, người lái thường có tâm lý vẫn tin rằng mình đang đạp đúng và đạp mạnh hơn. Trong tâm lý học và khoa học thần kinh thì đây là một dạng lỗi thần kinh liên quan đến khả năng nhanh chóng thay đổi hành vi thích ứng với các tình huống khác nhau của não bộ, được gọi là “Set-shift”.
Theo NHTSA, bằng cách sử dụng chương trình mô phỏng lái xe, hai nhà nghiên cứu Rogers and Weirwille chỉ ra một tỷ lệ lỗi khá cao ở thao tác bàn chân khi chuyển đổi giữa ga sang phanh và ngược lại. Trong 72 giờ thu thập dữ liệu với 7.008 lần thao tác chân, các nhà nghiên cứu này phát hiện trung bình mỗi người có tới 297 lần thao tác lỗi, trong đó có 15 lỗi nghiêm trọng, điều này có nghĩa là tỷ lệ lỗi là 1 lần trong 4,8 giờ, hoặc 1 lần trong 468 lần thao tác chân. Hai trong số 15 lỗi này là lỗi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Dựa trên số liệu theo dõi của cả NMVCCS và bang Bắc Carolina trong các năm từ 2004 đến 2008, tỷ lệ tai nạn do lỗi đạp nhầm chân ga/phanh tại Mỹ so với tất cả các loại tai nạn ô tô khác là 0,2%.
Từ mẫu khảo sát gồm 2.393 vụ tại nạn gây ra do lỗi đạp nhầm chân ga thay vì phanh ở bang Bắc Carolina trong các năm từ 2004 đến 2008, các nhà thống kê cho thấy nữ giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nam giới ở tất cả các nhóm tuổi. Các dữ liệu khác của NMVCCS cũng chỉ ra một tỷ lệ tương tự, và tính trung bình nữ giới gây ra tới 2/3 số vụ tai nạn do nhầm bàn đạp ga và phanh.
Nhiều người tin rằng, lái xe ít kinh nghiệm thì mới mắc lỗi nhầm bàn đạp ga và phanh, điều này không công bằng. Những người nhiều kinh nghiệm vẫn mắc lỗi này bình thường. Theo định nghĩa của NHTSA, các tài xế được xếp vào nhóm tài xế kinh nghiệm là những người có ít nhất 4 năm lái xe thường xuyên, tài xế thiếu kinh nghiệm là những người có thời gian lái dưới 4 năm, các tài xế không có bằng hoặc không đủ tiêu chuẩn cấp bằng. Theo phân loại này thì bang Bắc Carolina có tỷ lệ tài xế kinh nghiệm là 83% và tài xế thiếu kinh nghiệm là 17%. Tuy nhiên, theo thống kê từ 2.263 vụ tai nạn do nhầm bàn đạp ở bang này, thì tài xế nhiều kinh nghiệm cũng gây ra tới 1.428 vụ (chiếm 63%). Đặc biệt gần 69,5% số vụ gây ra bởi những người có bằng lái hạng cao nhất (Full License), 6,06% vụ là do những tài xế có bằng lái liên bang (Out-of-State License), tổng cộng các nhóm tài xế có bằng lái cấp 1-2-3 chỉ gây ra 7,3% số vụ.
Về địa điểm xảy ra các vụ tai nạn do nhầm bàn đạp, dữ liệu của bang Bắc Carolina và thống kê từ các phương tiện truyền thông đều cho thấy rằng địa điểm xảy ra loại tai nạn này đa phần là ở các bãi đỗ xe hoặc khi đánh xe ra/vào garage (57%), 42% số vụ xảy ra khi đang đi trên đường, và 1% số vụ không xác định địa điểm.
Lơ đễnh, xao nhãng rồi giật mình đạp nhầm là những lý do chính gây ra lỗi này, và theo thống kê chi tiết của NHTSA thì các kiểu xao nhãng chủ yếu dẫn đến tai nạn dạng này theo thứ tự lần lượt là: nhìn sang hướng khác, lấy một đồ vật nào đó trong xe, để tâm đến các hành khách khác trong xe, sử dụng điện thoại, điều chỉnh radio/CD…
Về tư thế của tài xế khi xảy ra tai nạn, NHTSA cũng liệt kê ra các kiểu tư thế chính theo thứ tự bao gồm, nhoài người qua ghế phụ, ghế sau hoặc với xuống sàn để nhặt đồ vật rơi; vội vàng quay lại xe khi rời mà quên trả số về N hoặc P; nhìn sang hướng khác…
Nhiều người nghe thấy một vụ tai nạn đạp nhầm chân ga thường hay kết luận ngay rằng tài xế gây tai nạn đang say rượu hoặc thậm chí là “phê thuốc”, tuy nhiên việc này là võ đoán. Theo thống kê của bang Carolina, trong 2.399 vụ thì có tới 2.235 vụ (93%) gây ra bởi những người có trạng thái thần kinh và sức khỏe gần như hoàn toàn bình thường, không đau ốm, không dùng chất kích thích; chỉ có 1% số vụ mà tài xế được xác định là có dùng chất kích thích.
Về thời gian thường xảy ra tai nạn do đạp nhầm chân ga trong ngày, NHTSA đưa ra cả ba số liệu thống kê, từ Carolina, trên các phương tiện truyền thông và của NMVCCS. Có một ít khác biệt giữa số liệu của NMVCCS so với hai báo cáo còn lại, tuy nhiên tính chung thì các vụ tai nạn này xảy ra chủ yếu trong khoảng thời từ 12h trưa đến 3 giờ chiều (chiếm khoảng một phần ba).
Liên quan đến yếu tố con người, các nhà nghiên cứu đã cố tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến lỗi thao tác ở bàn chân, đặc biệt ở các tài xế giàu kinh nghiệm, tại sao họ không nhận ra lỗi này ngay lập tức để có phản xạ đúng đắn kịp thời, và tại sao nhiều người phản xạ theo hướng vẫn luôn cho là mình đạp đúng và tiếp tục đạp chân ga trong một thời gian rất dài (nhiều trường hợp lên tới hơn 12 giây), cho đến khi chiếc xe bị chặn lại bởi vật cản lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thao tác bàn chân của tài xế là thao tác ở “vị trí mù”, họ không nhìn thấy chân của mình trong lúc thao tác mà hoàn toàn dựa vào cảm giác để phân biệt vị trí đạp, hướng đạp, biên độ đạp, lực đạp và tốc độ. Tài xế có thể đã chọn cách phản ứng đúng đó là quyết định đạp phanh, nhưng nhầm lẫn khi thi hành (đạp ga thay vì phanh) vì nhiều lý do. Các lý do này bao gồm sự đa dạng về thời điểm và lực vận động của các cơ bắp (do hệ thần kinh chi phối), vị trí của đầu và thân người cũng như sự di chuyển có tính tiêu cực của chiếc xe.
Sự đa dạng đó tạo ra nhiều điểm đặt khác nhau của bàn chân. Phần lớn các lần đạp phanh là chính xác, nhưng vẫn có một tỷ lệ không hề nhỏ mà người lái chọn sai điểm đặt do khoảng cách giữa chân và phanh là tương đối lớn, nếu điểm sai lệch về bên phải thì người lái sẽ đạp trúng chân ga, lúc này họ vẫn tin mình đạp đúng chân phanh mà không có một chút nghi ngờ. Thời gian vận động các cơ càng nhanh thì lực cần dùng càng lớn, mà lực càng lớn thì khả năng sai điểm đặt càng cao; vị trí chân càng xa bàn đạp phanh thì khả năng sai cũng sẽ càng lớn. Ngoài ra, quay đầu sang hướng khác hoặc khi tư thế thân người không bình thường như trường hợp xoay người, nhoài người cũng khiến bàn chân sai định hướng dẫn đến sai điểm đặt.
Về lý do tại sao người lái không nhận thức được rằng mình đã đạp sai và vẫn tiếp tục đạp, nhà nghiên cứu Schmidt giải thích rằng đó là do nguyên lý sao chép của thần kinh vận động (efference copy). Khi hệ thần kinh trung ương gởi đi tín hiệu để bàn chân để thực hiện thao tác chuyển động và đạp. Lệnh vận động này được sao chép và gởi đến một vùng khác của bộ não nhằm thông báo với thần kinh thụ cảm rằng, thần kinh trung ương đã truyền lệnh, chuẩn bị ghi nhận phản hồi thực tế từ chân. Bản sao chép này là nguồn đối chiếu để xem xét tính đúng đắn của vận động.
Liên quan đến tình huống đạp nhầm chân ga, hệ thần kinh trung ương đã truyền lệnh đúng khi yêu cầu đạp phanh, nhưng trong một số hoàn cảnh bản sao chép này đã thay thế cho tín hiệu phản hồi thực tế từ chân và ra hiệu rằng vận động đã được thực hiện đúng. Đây là lý do mà người lái không nhận thức được rằng mình đã đạp sai và tiếp tục đạp sâu hơn, lâu hơn. Ngoài ra, trong trạng thái căng thẳng cao độ, phản ứng hoảng loạn tìm cách thoát ra khỏi trạng thái nguy hiểm rất cận kề, có thể khiến các chức năng nhận thức suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến các quyết định thiếu chính xác và nguy hiểm. Rất nhiều người thậm chí rơi vào trạng thái cứng đờ, không thể làm gì khác, được gọi là trạng thái “cảnh giác quá độ” (hypervigilant).
Chia sẻ bài này
Những điều cần biết về tai nạn do đạp nhầm chân ga
4/
5
Oleh
Unknown