Xem Tây Du Ký, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này như thế nào đối với nhiều người vẫn là một ẩn số. Dưới đây là bài viết phần nào giúp chúng ta đả khai được bí ẩn này.
>> Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông là những phép gì?
>> Bí ẩn những công trình chưa có lời giải trên thế giới
>> Những địa điểm bí ẩn giống Tam giác quỷ Bermuda
>> Bí ẩn rợn người về người phụ nữ có máu độc ai cũng sợ
Hồi nhỏ xem Tây Du Ký, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.
Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh, và mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau, nhưng những nhân vật ở bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiến, v.v…, đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.
Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, ba vị Bồ Tát này đều là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”. Nguyên Thủy Thiên Tôn được dân gian lưu truyền rằng chính là Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa.
Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.
Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau này tu thành chính quả, trở thành Chiến đấu thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.
Trong Tây Du Ký, Bồ Đề Tổ sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không một đoạn như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tại họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.
Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.
Bồ Đề Tổ sư trong Tây Du Ký ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.
Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”.
Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ sư và Phật Tổ Như Lai có thể là có gì đó liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:
“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).
Về hai nhân vật này, trong hai bộ truyện viết giống hệt nhau, điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy thì Chuẩn Đề đạo nhân là ai?
Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.
Mà Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên.
Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng, Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.
Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ ra, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này; Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ sư, và Bồ Đề Tổ sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lâi Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.
Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
>> Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông là những phép gì?
>> Bí ẩn những công trình chưa có lời giải trên thế giới
>> Những địa điểm bí ẩn giống Tam giác quỷ Bermuda
>> Bí ẩn rợn người về người phụ nữ có máu độc ai cũng sợ
Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ sư. (Cảnh trong phim Tây Du Ký) |
Hồi nhỏ xem Tây Du Ký, ai cũng trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ khả năng phép thuật của Tôn Ngộ Không. Thời gian trôi qua, lại suy nghĩ và tự hỏi: “Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”.
Một tiểu thuyết thần thoại khác là “Phong Thần Diễn Nghĩa”, kỳ thực có liên quan rất lớn đến “Tây Du Ký”. Hai bộ truyện này đều được viết ra vào thời nhà Minh, và mặc dù nội dung nói về những thời đại khác nhau, nhưng những nhân vật ở bên trong lại có sự liên quan chặt chẽ. Ví như Lý Tịnh, Na Tra, Mộc Tra, Dương Tiến, v.v…, đều có mặt ở trong cả hai bộ truyện này.
Vị sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không |
Như vậy có thể thấy rằng, một số thần tiên trước đó là đệ tử của những đại thần tiên của dân tộc Hoa Hạ. Sau này khi Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, những thần tiên này “du học” và trở thành đệ tử của Phật Như Lai.
Vậy còn Tôn Ngộ Không thì sao? Đầu tiên là bái Bồ Đề Tổ sư làm sư phụ, sau đó bái Đường Tăng làm sư phụ, sau này tu thành chính quả, trở thành Chiến đấu thắng Phật, được quy về là đệ tử của Phật Như Lai. Như vậy, Tôn Ngộ Không đã tu hành trong vài môn pháp khác nhau.
Trong Tây Du Ký, Bồ Đề Tổ sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không một đoạn như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tại họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.
Như chúng ta đã biết trong Tây Du Ký, ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.
Bồ Đề Tổ sư trong Tây Du Ký ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.
Mà như chúng ta biết, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”.
Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?
Như vậy, Bồ Đề Tổ sư và Phật Tổ Như Lai có thể là có gì đó liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:
“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).
Về hai nhân vật này, trong hai bộ truyện viết giống hệt nhau, điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Vậy thì Chuẩn Đề đạo nhân là ai?
Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.
Mà Phật Tổ Như Lai khi xuất hiện trong “Tây Du Ký” cũng được miêu tả giống hệt đoạn văn trên.
Còn có rất nhiều nhân tố khác nữa đều cho thấy rằng, Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.
Đến bây giờ thì đáp án đã hé lộ ra, Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng chính là Phật Như Lai đời sau này; Chuẩn Đề đạo nhân chính là Bồ Đề Tổ sư, và Bồ Đề Tổ sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lâi Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.
Tiếp Dẫn đạo nhân và Chuẩn Đề đạo nhân đã từng cùng nhau chấp chưởng, nắm giữ Tây phương giáo. Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
Theo tinhhoa
Chia sẻ bài này
Lai lịch bí ẩn về vị sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không
4/
5
Oleh
SKNCT