Ở Việt Nam, có lẽ không có ban nhạc quốc tế nào gắn liền với những sự kiện tiệc tùng, đám cưới như Boney M, bởi mỗi khi nhạc của Boney M vang lên là không khí trở nên rộn ràng phấn khích...
>Những ca khúc bất hủ của ban nhạc Boney-M
>Những bài hay nhất của nhóm Boney M
Âm nhạc của Boney M luôn sôi nổi, rộn ràng khiến người nghe ngay lập tức cảm thấy một sự hưng phấn và muốn nhún nhảy. Khi trào lưu hoài cổ đang thắng thế, ở nhiều nơi, những ca khúc“Daddy Cool”, “Bahama Mama”, “Rivers of Babylon”… đang vang lên trở lại với niềm hưng phấn mới.
Sau 4 thập kỷ trôi qua, những ca khúc gắn liền với tên tuổi của Boney M vẫn vang lên ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, vẫn không hề lạc điệu, dù những nhạc phẩm ấy khiến người nghe ngay lập tức cảm thấy một sự hoài niệm. Có thể nói rằng, Boney M là ban nhạc sở hữu những bài hát “không tuổi”.
Ban nhạc Boney M có 4 thành viên gồm 3 nữ ca sĩ - Liz Mitchell (người Jamaica, một quốc đảo ở vùng biển Caribbe), Marcia Barrett, Maizie Williams (cùng đến từ đảo Montserrat thuộc vùng biển Caribbe), và một thành viên nam duy nhất Bobby Farrell (đến từ đảo Aruba cũng thuộc vùng biển Caribbe).
Boney M được thành lập năm 1976 và đạt danh tiếng đỉnh cao trong “thời đại của nhạc disco” hồi cuối thập niên 1970. Đã từng có một thời kỳ hoàng kim đỉnh cao, khi đó ban nhạc 4 thành viên đã vươn tới đẳng cấp quốc tế với những nhạc phẩm được yêu thích ở nhiều quốc gia và châu lục, bất kể sự khác biệt về ngôn ngữ, màu da.
Boney M đặc biệt được yêu thích ở Việt Nam và Nga
Ở Việt Nam, cho tới tận hôm nay, Boney M vẫn rất được yêu thích, âm nhạc của Boney M vẫn vang lên, đem lại niềm vui và sự phấn khích cho người nghe, nhưng có lẽ nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi biết Boney M cũng rất được yêu thích ở nước Nga xa xôi cho tới tận hôm nay.
Thị trường âm nhạc của Nga khá khác biệt so với nhiều nước Châu Âu khác. Cho tới hôm nay, những nhạc phẩm của Boney M vẫn còn rất được ưa chuộng ở Nga, đặc biệt là tại những vùng nông thôn, nơi nhịp sống diễn ra chậm rãi và người ta luôn có xu hướng gắn bó với những gì bền sâu.
Dù ban nhạc Boney M “nguyên bản” đã không còn tồn tại nữa nhưng kể từ sau sự ra đi của cựu thành viên Bobby Farrell hồi năm 2010, ba thành viên nữ còn lại của Boney M vẫn tiếp tục những chuyến lưu diễn của riêng mình với những Boney M “phiên bản” khác nhau. Họ đã đến biểu diễn trên khắp nước Nga, hát lại những ca khúc nổi tiếng một thời của nhóm.
Nếu Boney M đã không còn được nhắc tới nhiều trong thị trường âm nhạc phương Tây thì có một nhạc phẩm của họ mà vào mỗi dịp Giáng sinh, nhiều người phương Tây vẫn thường nghe thấy vang lên trong các cửa hiệu, đó là “Mary’s Boy Child - Oh My Lord” - nhạc phẩm từng đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc mùa Giáng sinh năm 1978.
Cho tới tận hôm nay, những giai điệu ngân vang vui vẻ của “Mary’s Boy Child - Oh My Lord” vẫn tiếp tục vang lên mỗi khi Giáng sinh đến.
Sự qua đời nhiều bí ẩn của thành viên nam Bobby Farrell
Từ năm 1981, vì những bất đồng trong nội bộ nhóm, thành viên Bobby Farrell đã bị khai trừ và được thay thế bằng giọng ca nam Reggie Tsiboe. Dù vậy, hình ảnh của Boney M nguyên bản thời kỳ đầu vẫn luôn gắn với Bobby Farrell - người đàn ông da màu có mái tóc xoăn xù.
Năm 2010, khi thành viên Bobby Farrell qua đời, đã có những sự trùng hợp đặc biệt đối với một trong những bản hit đình đám nhất của nhóm - nhạc phẩm “Rasputin”, viết về một nhân vật lịch sử ẩn chứa nhiều điều bí ẩn của Nga - Grigori Rasputin.
Bobby Farrell - thành viên nam duy nhất của ban nhạc Boney M - qua đời ở tuổi 61 tại thành phố St Petersburg vào ngày 30/12/2010, đây cũng chính là ngày (30/12) và nơi mà Rasputin (1869-1916) đã qua đời. Nhân vật Rasputin đã bước vào nhạc phẩm cùng tên của Boney M hồi năm 1978 và trở thành một trong những nhạc phẩm thành công nhất của nhóm.
Bí mật ít biết của Boney M
Ban nhạc Boney M được thành lập bởi ca sĩ - nhạc sĩ người Đức Frank Farian - người cũng vốn là ông bầu của ban nhạc Đức nổi tiếng hồi thập niên 1980-1990 Milli Vanilli. Milli Vanilli là ban nhạc từng gây sốc, gây tranh cãi nhiều nhất khi thực hiện một cú lừa “hoàn hảo” trong lịch sử âm nhạc.
Thực tế, các thành viên trong ban nhạc Milli Vanilli chưa từng hát bất cứ một nhạc phẩm nào làm nên tên tuổi của nhóm. Các đĩa hát của nhóm được những ca sĩ vô danh khác thể hiện, khi biểu diễn trên sân khấu, họ hoàn toàn hát nhép.
Điều này có chút trùng hợp ở trường hợp của Boney M khi ông bầu Frank Farian từng thú nhận rằng thành viên nam duy nhất của Boney M - Bobby Farrell - thực tế đã không góp giọng trong các bản thu âm của nhóm, chính Frank Farian đã thể hiện phần giọng nam mỗi khi Boney M thu âm, chỉ khi ban nhạc biểu diễn trực tiếp, Bobby Farrell mới thực sự góp giọng.
Những phiên bản của Boney M hôm nay
Ban nhạc Boney M tan rã năm 1986, tròn một thập niên sau khi ban nhạc được thành lập. Tuy vậy, những dư âm ảnh hưởng của Boney M vẫn còn tồn tại cho tới hôm nay, nhiều ca sĩ phương Tây vẫn tiếp tục tìm thấy cảm hứng từ các nhạc phẩm đình đám của Boney M một thuở.
Sau khi Boney M tan rã, các thành viên tách lẻ và thành lập nên những ban nhạc Boney M “phiên bản”. Không còn Boney M nguyên gốc của ngày xưa nữa.
Dù vậy, ban nhạc Boney M do giọng ca nữ chính Liz Mitchell dẫn dắt là ban nhạc duy nhất được ông bầu người Đức Frank Farian ủng hộ cho mang tên gọi này. Frank Farian chính là người đã có công thành lập nhóm và sáng tác nên nhiều bản hit góp phần làm nên tên tuổi của Boney M năm xưa.
Riêng tên gọi Boney M cũng từng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các cựu thành viên nhóm nhạc hồi cuối thập niên 1980, khi họ bắt đầu tách lẻ và thành lập các ban nhạc Boney M của riêng mình.
Thậm chí họ đã phải nhờ tới sự phân xử của tòa án và sau cùng tòa đưa ra quyết định hồi năm 1990 rằng tất cả các thành viên trong ban nhạc Boney M “nguyên gốc” đều có quyền đặt tên nhóm nhạc của mình là Boney M sau khi tách lẻ và được quyền trình diễn những ca khúc của Boney M năm xưa.
>Những ca khúc bất hủ của ban nhạc Boney-M
>Những bài hay nhất của nhóm Boney M
Âm nhạc của Boney M luôn sôi nổi, rộn ràng khiến người nghe ngay lập tức cảm thấy một sự hưng phấn và muốn nhún nhảy. Khi trào lưu hoài cổ đang thắng thế, ở nhiều nơi, những ca khúc“Daddy Cool”, “Bahama Mama”, “Rivers of Babylon”… đang vang lên trở lại với niềm hưng phấn mới.
Sau 4 thập kỷ trôi qua, những ca khúc gắn liền với tên tuổi của Boney M vẫn vang lên ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, vẫn không hề lạc điệu, dù những nhạc phẩm ấy khiến người nghe ngay lập tức cảm thấy một sự hoài niệm. Có thể nói rằng, Boney M là ban nhạc sở hữu những bài hát “không tuổi”.
Ban nhạc Boney M có 4 thành viên gồm 3 nữ ca sĩ - Liz Mitchell (người Jamaica, một quốc đảo ở vùng biển Caribbe), Marcia Barrett, Maizie Williams (cùng đến từ đảo Montserrat thuộc vùng biển Caribbe), và một thành viên nam duy nhất Bobby Farrell (đến từ đảo Aruba cũng thuộc vùng biển Caribbe).
Boney M được thành lập năm 1976 và đạt danh tiếng đỉnh cao trong “thời đại của nhạc disco” hồi cuối thập niên 1970. Đã từng có một thời kỳ hoàng kim đỉnh cao, khi đó ban nhạc 4 thành viên đã vươn tới đẳng cấp quốc tế với những nhạc phẩm được yêu thích ở nhiều quốc gia và châu lục, bất kể sự khác biệt về ngôn ngữ, màu da.
Boney M đặc biệt được yêu thích ở Việt Nam và Nga
Ở Việt Nam, cho tới tận hôm nay, Boney M vẫn rất được yêu thích, âm nhạc của Boney M vẫn vang lên, đem lại niềm vui và sự phấn khích cho người nghe, nhưng có lẽ nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi biết Boney M cũng rất được yêu thích ở nước Nga xa xôi cho tới tận hôm nay.
Thị trường âm nhạc của Nga khá khác biệt so với nhiều nước Châu Âu khác. Cho tới hôm nay, những nhạc phẩm của Boney M vẫn còn rất được ưa chuộng ở Nga, đặc biệt là tại những vùng nông thôn, nơi nhịp sống diễn ra chậm rãi và người ta luôn có xu hướng gắn bó với những gì bền sâu.
Dù ban nhạc Boney M “nguyên bản” đã không còn tồn tại nữa nhưng kể từ sau sự ra đi của cựu thành viên Bobby Farrell hồi năm 2010, ba thành viên nữ còn lại của Boney M vẫn tiếp tục những chuyến lưu diễn của riêng mình với những Boney M “phiên bản” khác nhau. Họ đã đến biểu diễn trên khắp nước Nga, hát lại những ca khúc nổi tiếng một thời của nhóm.
Nếu Boney M đã không còn được nhắc tới nhiều trong thị trường âm nhạc phương Tây thì có một nhạc phẩm của họ mà vào mỗi dịp Giáng sinh, nhiều người phương Tây vẫn thường nghe thấy vang lên trong các cửa hiệu, đó là “Mary’s Boy Child - Oh My Lord” - nhạc phẩm từng đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc mùa Giáng sinh năm 1978.
Cho tới tận hôm nay, những giai điệu ngân vang vui vẻ của “Mary’s Boy Child - Oh My Lord” vẫn tiếp tục vang lên mỗi khi Giáng sinh đến.
Sự qua đời nhiều bí ẩn của thành viên nam Bobby Farrell
Từ năm 1981, vì những bất đồng trong nội bộ nhóm, thành viên Bobby Farrell đã bị khai trừ và được thay thế bằng giọng ca nam Reggie Tsiboe. Dù vậy, hình ảnh của Boney M nguyên bản thời kỳ đầu vẫn luôn gắn với Bobby Farrell - người đàn ông da màu có mái tóc xoăn xù.
Năm 2010, khi thành viên Bobby Farrell qua đời, đã có những sự trùng hợp đặc biệt đối với một trong những bản hit đình đám nhất của nhóm - nhạc phẩm “Rasputin”, viết về một nhân vật lịch sử ẩn chứa nhiều điều bí ẩn của Nga - Grigori Rasputin.
Bobby Farrell - thành viên nam duy nhất của ban nhạc Boney M - qua đời ở tuổi 61 tại thành phố St Petersburg vào ngày 30/12/2010, đây cũng chính là ngày (30/12) và nơi mà Rasputin (1869-1916) đã qua đời. Nhân vật Rasputin đã bước vào nhạc phẩm cùng tên của Boney M hồi năm 1978 và trở thành một trong những nhạc phẩm thành công nhất của nhóm.
Bí mật ít biết của Boney M
Ban nhạc Boney M được thành lập bởi ca sĩ - nhạc sĩ người Đức Frank Farian - người cũng vốn là ông bầu của ban nhạc Đức nổi tiếng hồi thập niên 1980-1990 Milli Vanilli. Milli Vanilli là ban nhạc từng gây sốc, gây tranh cãi nhiều nhất khi thực hiện một cú lừa “hoàn hảo” trong lịch sử âm nhạc.
Thực tế, các thành viên trong ban nhạc Milli Vanilli chưa từng hát bất cứ một nhạc phẩm nào làm nên tên tuổi của nhóm. Các đĩa hát của nhóm được những ca sĩ vô danh khác thể hiện, khi biểu diễn trên sân khấu, họ hoàn toàn hát nhép.
Điều này có chút trùng hợp ở trường hợp của Boney M khi ông bầu Frank Farian từng thú nhận rằng thành viên nam duy nhất của Boney M - Bobby Farrell - thực tế đã không góp giọng trong các bản thu âm của nhóm, chính Frank Farian đã thể hiện phần giọng nam mỗi khi Boney M thu âm, chỉ khi ban nhạc biểu diễn trực tiếp, Bobby Farrell mới thực sự góp giọng.
Những phiên bản của Boney M hôm nay
Ban nhạc Boney M tan rã năm 1986, tròn một thập niên sau khi ban nhạc được thành lập. Tuy vậy, những dư âm ảnh hưởng của Boney M vẫn còn tồn tại cho tới hôm nay, nhiều ca sĩ phương Tây vẫn tiếp tục tìm thấy cảm hứng từ các nhạc phẩm đình đám của Boney M một thuở.
Sau khi Boney M tan rã, các thành viên tách lẻ và thành lập nên những ban nhạc Boney M “phiên bản”. Không còn Boney M nguyên gốc của ngày xưa nữa.
Dù vậy, ban nhạc Boney M do giọng ca nữ chính Liz Mitchell dẫn dắt là ban nhạc duy nhất được ông bầu người Đức Frank Farian ủng hộ cho mang tên gọi này. Frank Farian chính là người đã có công thành lập nhóm và sáng tác nên nhiều bản hit góp phần làm nên tên tuổi của Boney M năm xưa.
Riêng tên gọi Boney M cũng từng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các cựu thành viên nhóm nhạc hồi cuối thập niên 1980, khi họ bắt đầu tách lẻ và thành lập các ban nhạc Boney M của riêng mình.
Thậm chí họ đã phải nhờ tới sự phân xử của tòa án và sau cùng tòa đưa ra quyết định hồi năm 1990 rằng tất cả các thành viên trong ban nhạc Boney M “nguyên gốc” đều có quyền đặt tên nhóm nhạc của mình là Boney M sau khi tách lẻ và được quyền trình diễn những ca khúc của Boney M năm xưa.
Chia sẻ bài này
Ban nhạc huyền thoại Boney M bây giờ ra sao?
4/
5
Oleh
SKNCT