Mùa này, cung đường chính là các con đường đi qua các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Giang. Không còn lúa vàng óng ả, hoa tam giác mạch đã chuyển màu thẫm hoặc thu hoạch hạt từ lâu. Và mùa của hoa mận, hoa đào chưa tới. Thế nhưng, những cung đường lại hấp dẫn lạ kỳ. Du khách vén màn sương để đi tới, trên nẻo quanh co bắc qua những cung đường giữa trời.
Độ cao tương đương cao nguyên Lâm Viên nhưng thời tiết ở Tây Bắc vô cùng khắc nghiệt bởi những tầng địa chất núi đá dày đặc. Người dân bản địa vốn dĩ quen thuộc, nên có sức chịu đựng mãnh liệt để tồn tại cùng thiên nhiên. Với du khách, cung đường của mùa đông là trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng lắm thách thức. Tuy vậy, những đoàn người vẫn lên đường đón rét miền biên viễn.
Như một cái hẹn với mùa đông Tây Bắc, chúng tôi săn vé 0 đồng, vé khuyến mãi của các hãng hàng không nội địa từ nhiều tháng trước. Vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, lại vội vàng di chuyển ra cửa ngõ để đón những chuyến xe tốc hành để sáng sớm kịp chạm vào những con đường của mùa đông Tây Bắc. Chỉ sau một đêm, đoàn đã di chuyển trên hai ngàn cây số, từ nắng ấm của phương Nam sang nắng lạnh Tây Bắc, từ đồng bằng đất thấp của miền Tây Nam bộ sang miền núi Cao Bằng.
Thành phố buổi sớm còn rực ánh đèn vàng nhưng cảm giác lạnh buốt giá vẫn vây quanh. Lúc này, chỉ có những quán bún vịt, quán phở sớm mới đủ hấp dẫn những người khách phương xa. Bụng đói nhưng nồi súp không hấp dẫn bằng ánh lửa tỏa ra từ bếp lò ấm áp.
Sau khoảng một giờ ăn uống và ngồi cho quen với thời tiết, đoàn tranh thủ lên đường khi trời chưa sáng để kịp khám phá thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao. Đường lên Bản Giốc là lối duy nhất từ trung tâm thành phố Cao Bằng đi 5 huyện biên giới dài gần 100 cây số, mà thác Bản Giốc là điểm cuối chia đôi bờ, tạo ranh giới Việt- Trung. Đây là ngọn thác hùng vĩ nhất và đẹp bậc nhất Việt Nam, là điểm phải một lần đến trong đời.
Dòng nước ào ạt tung khói trắng xóa. Mùa đông lạnh buốt nhưng vẫn không ngăn được dòng người đi bè về phía chân thác, hay ít ra cũng nhúng tay vào làn nước lạnh vừa tan ra từ băng tuyết. Là vùng miền núi nhưng đường lại khá bằng phẳng, dốc không lớn. Đường uốn lượn quanh co chân núi đá vôi. Ngày đầu tiên tạm quen với địa hình và thời tiết để những ngày tiếp theo không phải sốc với đường đèo và khí trời lạnh hơn.
Ngày thứ hai là một cung đường dài trên ba trăm cây số vòng vèo qua những bản làng, thôn xóm. Trời lạnh cắt da thịt. Nhiều người mặc đồ ấm nhưng vẫn khoác theo bộ áo đi mưa bên ngoài để giữ nhiệt cơ thể. Đây cũng là cách thường làm của người địa phương khi đi đường vào mùa đông. Người dân tộc bản địa dù đã quen với thời tiết nhưng một số vẫn phải khoác lên người chiếc mền dày khi đi bộ trên đường.
“Đặc sản” là cả ngày di chuyển ngoài đường dốc và gió lạnh, chỉ có cây rừng nối tiếp như thể đang đi xuyên rừng từ làng này qua bản kia. Đi chừng hai phần ba quốc lộ 34 tới ngã ba Mèo Vạc thì rẽ vào đường 4C bắt đầu hành trình lên cao nguyên đá. Đêm Mèo Vạc, ngủ ở nhà nghỉ gần chợ để nghe tiếng lao xao vào lúc gần sáng của những bước chân vồn vã đến chợ phiên cuối tuần. Mèo Vạc là một trong số ít chợ phiên có bán gia súc ở vùng núi Tây Bắc.
Ngày thứ ba của hành trình hẹn với mùa đông là cung đường thú vị nhất- vượt Mã Pí Lèng lên cao nguyên đá Đồng Văn rồi tiếp tục con đường ngoằn ngoèo và di chuyển chậm rãi để chinh phục mũi cực Bắc của Tổ quốc là cột cờ Lũng Cú. Qua những đoạn gấp khúc của bờ đá thẳng đứng là nơi người dân phải treo mình trên núi để đục từng mảng đá làm đường, nối tiếp vào con đường mang tên Hạnh Phúc từ thành phố Hà Giang đến Mèo Vạc.
Đó cũng là con đường xuyên qua “kinh đô” của thuốc phiện và nghèo đói để mở ra cuộc đời mới cho người Mông, người Dao… bản địa tiến tới cây lúa, cây bắp và cây hoa tam giác mạch. Đã đến cao nguyên đá, phải ít nhất một đêm dừng lại phố cổ Đồng Văn chiêm ngưỡng những ngôi nhà trình tường mái ngói của trăm năm; ngày đi chợ phiên; đêm lạnh nhâm nhi tách cà phê nồng nàn hay chén thắng dềnh ngọt thanh thơm mùi gừng ấm áp.
Ngày thứ tư cũng là ngày cuối cùng của hành trình, đi ngược con đường Hạnh Phúc từ cao nguyên đá về thành phố Hà Giang, kịp chuyến xe đêm về lại Hà Nội. Không hiểm trở bằng cung đường ngày thứ ba, nhưng cung đường này đầy thú vị bởi khi di chuyển từ bản này qua bản khác, là phải chạy xe qua nhiều sườn núi, mà mỗi lần xuống được chân núi là tới bản. Được vài cây số lại phải đi ngược lên dốc núi bắt đầu con đường đi qua bản khác.
Con đường này đầy hoa tam giác mạch sau mùa lúa, cũng là tuyến tham quan sau phố cổ Đồng Văn và cột cờ Lũng Cú. Đặc biệt vào mùa xuân, cung đường này vô cùng lãng mạn bởi hoa mận, hoa đào bên những bờ rào đá văng vẳng tiếng khèn gọi bạn của chàng trai bản địa. Nếu có thời gian, du khách nên chia đoạn đường này thành hai ngày để có một đêm ở lại bản Sủng Là nổi tiếng với ngôi nhà tứ đại đường mà người ta hay gọi là nhà của Pao. Đây được xem như một phố cổ nổi tiếng sau Đồng Văn.
Độ cao tương đương cao nguyên Lâm Viên nhưng thời tiết ở Tây Bắc vô cùng khắc nghiệt bởi những tầng địa chất núi đá dày đặc. Người dân bản địa vốn dĩ quen thuộc, nên có sức chịu đựng mãnh liệt để tồn tại cùng thiên nhiên. Với du khách, cung đường của mùa đông là trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng lắm thách thức. Tuy vậy, những đoàn người vẫn lên đường đón rét miền biên viễn.
Như một cái hẹn với mùa đông Tây Bắc, chúng tôi săn vé 0 đồng, vé khuyến mãi của các hãng hàng không nội địa từ nhiều tháng trước. Vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, lại vội vàng di chuyển ra cửa ngõ để đón những chuyến xe tốc hành để sáng sớm kịp chạm vào những con đường của mùa đông Tây Bắc. Chỉ sau một đêm, đoàn đã di chuyển trên hai ngàn cây số, từ nắng ấm của phương Nam sang nắng lạnh Tây Bắc, từ đồng bằng đất thấp của miền Tây Nam bộ sang miền núi Cao Bằng.
Thành phố buổi sớm còn rực ánh đèn vàng nhưng cảm giác lạnh buốt giá vẫn vây quanh. Lúc này, chỉ có những quán bún vịt, quán phở sớm mới đủ hấp dẫn những người khách phương xa. Bụng đói nhưng nồi súp không hấp dẫn bằng ánh lửa tỏa ra từ bếp lò ấm áp.
Sau khoảng một giờ ăn uống và ngồi cho quen với thời tiết, đoàn tranh thủ lên đường khi trời chưa sáng để kịp khám phá thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao. Đường lên Bản Giốc là lối duy nhất từ trung tâm thành phố Cao Bằng đi 5 huyện biên giới dài gần 100 cây số, mà thác Bản Giốc là điểm cuối chia đôi bờ, tạo ranh giới Việt- Trung. Đây là ngọn thác hùng vĩ nhất và đẹp bậc nhất Việt Nam, là điểm phải một lần đến trong đời.
Dòng nước ào ạt tung khói trắng xóa. Mùa đông lạnh buốt nhưng vẫn không ngăn được dòng người đi bè về phía chân thác, hay ít ra cũng nhúng tay vào làn nước lạnh vừa tan ra từ băng tuyết. Là vùng miền núi nhưng đường lại khá bằng phẳng, dốc không lớn. Đường uốn lượn quanh co chân núi đá vôi. Ngày đầu tiên tạm quen với địa hình và thời tiết để những ngày tiếp theo không phải sốc với đường đèo và khí trời lạnh hơn.
Ngày thứ hai là một cung đường dài trên ba trăm cây số vòng vèo qua những bản làng, thôn xóm. Trời lạnh cắt da thịt. Nhiều người mặc đồ ấm nhưng vẫn khoác theo bộ áo đi mưa bên ngoài để giữ nhiệt cơ thể. Đây cũng là cách thường làm của người địa phương khi đi đường vào mùa đông. Người dân tộc bản địa dù đã quen với thời tiết nhưng một số vẫn phải khoác lên người chiếc mền dày khi đi bộ trên đường.
“Đặc sản” là cả ngày di chuyển ngoài đường dốc và gió lạnh, chỉ có cây rừng nối tiếp như thể đang đi xuyên rừng từ làng này qua bản kia. Đi chừng hai phần ba quốc lộ 34 tới ngã ba Mèo Vạc thì rẽ vào đường 4C bắt đầu hành trình lên cao nguyên đá. Đêm Mèo Vạc, ngủ ở nhà nghỉ gần chợ để nghe tiếng lao xao vào lúc gần sáng của những bước chân vồn vã đến chợ phiên cuối tuần. Mèo Vạc là một trong số ít chợ phiên có bán gia súc ở vùng núi Tây Bắc.
Ngày thứ ba của hành trình hẹn với mùa đông là cung đường thú vị nhất- vượt Mã Pí Lèng lên cao nguyên đá Đồng Văn rồi tiếp tục con đường ngoằn ngoèo và di chuyển chậm rãi để chinh phục mũi cực Bắc của Tổ quốc là cột cờ Lũng Cú. Qua những đoạn gấp khúc của bờ đá thẳng đứng là nơi người dân phải treo mình trên núi để đục từng mảng đá làm đường, nối tiếp vào con đường mang tên Hạnh Phúc từ thành phố Hà Giang đến Mèo Vạc.
Đó cũng là con đường xuyên qua “kinh đô” của thuốc phiện và nghèo đói để mở ra cuộc đời mới cho người Mông, người Dao… bản địa tiến tới cây lúa, cây bắp và cây hoa tam giác mạch. Đã đến cao nguyên đá, phải ít nhất một đêm dừng lại phố cổ Đồng Văn chiêm ngưỡng những ngôi nhà trình tường mái ngói của trăm năm; ngày đi chợ phiên; đêm lạnh nhâm nhi tách cà phê nồng nàn hay chén thắng dềnh ngọt thanh thơm mùi gừng ấm áp.
Ngày thứ tư cũng là ngày cuối cùng của hành trình, đi ngược con đường Hạnh Phúc từ cao nguyên đá về thành phố Hà Giang, kịp chuyến xe đêm về lại Hà Nội. Không hiểm trở bằng cung đường ngày thứ ba, nhưng cung đường này đầy thú vị bởi khi di chuyển từ bản này qua bản khác, là phải chạy xe qua nhiều sườn núi, mà mỗi lần xuống được chân núi là tới bản. Được vài cây số lại phải đi ngược lên dốc núi bắt đầu con đường đi qua bản khác.
Con đường này đầy hoa tam giác mạch sau mùa lúa, cũng là tuyến tham quan sau phố cổ Đồng Văn và cột cờ Lũng Cú. Đặc biệt vào mùa xuân, cung đường này vô cùng lãng mạn bởi hoa mận, hoa đào bên những bờ rào đá văng vẳng tiếng khèn gọi bạn của chàng trai bản địa. Nếu có thời gian, du khách nên chia đoạn đường này thành hai ngày để có một đêm ở lại bản Sủng Là nổi tiếng với ngôi nhà tứ đại đường mà người ta hay gọi là nhà của Pao. Đây được xem như một phố cổ nổi tiếng sau Đồng Văn.
Theo Thụy Du (Báo Cần Thơ)
Chia sẻ bài này
Đi qua mùa đông
4/
5
Oleh
SKNCT