Vì sao nó "học dốt" thế vẫn thành công hơn mình? Câu hỏi khiến bao nhiêu học sinh xuất sắc đau đầu tìm lời giải. Phải chăng vì quá mải mê học tập, nên họ nghĩ các quy tắc ở trường học cũng được trường đời sử dụng?
Chúng ta thường bị "ảo tưởng" rằng cứ học giỏi rồi tấm vé thành công sẽ trao tay. Ta tin rằng cứ đạt thật nhiều điểm mười, được thầy cô yêu quý, tốt nghiệp với tấm bằng ưu, thì trường đời sẽ đưa trao mình một vị trí xứng đáng.
Nhưng nhiều khi, có một chuyện vô cùng lạ lùng xảy ra: chúng ta gặp những người đội sổ trên lớp nhưng lại trở thành triệu phú, nhà cao, cửa rộng, vợ xinh, còn bạn, sau 10 năm vật lộn, căn phòng vẫn không có gì ngoài giấy khen xuất sắc.
Vì sao nó "học dốt" thế vẫn thành công hơn mình?
Chúng ta không nên sửng sốt vì sự thật ngược đời này lắm: bởi vì nội dung học trên trường không được thiết kế bởi những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hay tài năng... ở trường đời. Giáo trình học không được đúc kết từ những người thành đạt trong cuộc sống và rồi truyền tải lại cho học sinh.
Trái lại, người học được dạy làm sao để "thành đạt" trong các kì thi cuối kì, vậy nên cô cậu nào càng điểm cao, thì họ lại càng sốc trong trường đời, nơi thước đo thành công không phụ thuộc vào: "Bạn được bao nhiêu điểm?" mà là: "Bạn kiên trì đến đâu?", "Bạn hiểu sếp đến mức nào?", "Bạn dám chấp nhận rủi ro không?"...
Điều này giải thích rất nhiều thói quen tư duy không tốt mà trường học đã vô tình “tiêm nhiễm” cho người học, bao gồm:
Họ dạy ta giải phương trình và đọc bản đồ trước khi dạy chúng ta hai môn học cốt lõi của đời người: Công việc và Tình yêu.
Nói vậy không có nghĩa là tất cả những gì chúng ta cần để thành công ở cuộc sống là trở thành một học sinh cá biệt.
Một cuộc đời tươi đẹp đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hai thứ: trở thành một cậu học sinh cực kì tốt trong 20 năm đầu đời; và đồng thời tuyệt đối không bao giờ đặt niềm tin mù quáng vào sự nghiêm túc và tính chắc chắc vào tấm bằng cử nhân loại "ưu" của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Chúng ta thường bị "ảo tưởng" rằng cứ học giỏi rồi tấm vé thành công sẽ trao tay. Ta tin rằng cứ đạt thật nhiều điểm mười, được thầy cô yêu quý, tốt nghiệp với tấm bằng ưu, thì trường đời sẽ đưa trao mình một vị trí xứng đáng.
Chúng ta thường bị "ảo tưởng" rằng cứ học giỏi rồi tấm vé thành công sẽ trao tay. |
Nhưng nhiều khi, có một chuyện vô cùng lạ lùng xảy ra: chúng ta gặp những người đội sổ trên lớp nhưng lại trở thành triệu phú, nhà cao, cửa rộng, vợ xinh, còn bạn, sau 10 năm vật lộn, căn phòng vẫn không có gì ngoài giấy khen xuất sắc.
Vì sao nó "học dốt" thế vẫn thành công hơn mình?
Chúng ta không nên sửng sốt vì sự thật ngược đời này lắm: bởi vì nội dung học trên trường không được thiết kế bởi những giáo viên có nhiều kinh nghiệm hay tài năng... ở trường đời. Giáo trình học không được đúc kết từ những người thành đạt trong cuộc sống và rồi truyền tải lại cho học sinh.
Trái lại, người học được dạy làm sao để "thành đạt" trong các kì thi cuối kì, vậy nên cô cậu nào càng điểm cao, thì họ lại càng sốc trong trường đời, nơi thước đo thành công không phụ thuộc vào: "Bạn được bao nhiêu điểm?" mà là: "Bạn kiên trì đến đâu?", "Bạn hiểu sếp đến mức nào?", "Bạn dám chấp nhận rủi ro không?"...
Điều này giải thích rất nhiều thói quen tư duy không tốt mà trường học đã vô tình “tiêm nhiễm” cho người học, bao gồm:
- Trường học cho rằng mọi thứ cần phải biết đều đã được ghi trong sách giáo khoa; mọi thứ cần phải nghĩ được được nghĩ hết rồi. Tư duy khác biệt trong lớp học dường như không được khuyến khích.
- Trường học muốn chúng ta giơ tay phát biểu và đợi giáo viên gọi. Họ muốn chúng ta tiếp tục đợi ý kiến người khác rồi mới dám làm.
- Trường học dạy chúng ta sắp xếp lại các ý tưởng, thay vì nghĩ ra những thứ độc đáo.
- Trường học dạy ta rằng những người đứng đầu (giáo viên) kiểm soát được tình hình và biết mọi chuyện đang xảy ra, thế nên ta chỉ việc đợi "lệnh". Nhưng ngoài đời, nhiều khi chính các "sếp" lại là những người mơ hồ nhất về công việc.
- Trường học dạy ta kì vọng các thầy cô giáo, hiệu trưởng sẽ đặt lợi ích lâu dài của học sinh lên hàng đầu; mà không thừa nhận rằng thực ra họ chỉ quan tâm đến những thành tích của người học trong một phạm vi rất hẹp mà họ có thể kiểm soát: điểm số.
- Các giáo viên không thể dạy chúng ta cách để đương đầu với thất bại và không bao giờ được khuyến khích để làm thế.
- Trường học dạy chúng ta rất nhiều thứ trừ hai kĩ năng thực sự quyết định chất lượng cuộc sống của người trưởng thành: làm sao để chọn công việc phù hợp và làm sao để tạo ra những mối quan hệ hạnh phúc.
Trường học không dạy ta làm sao để chọn công việc phù hợp và làm sao để tạo ra những mối quan hệ hạnh phúc. |
Họ dạy ta giải phương trình và đọc bản đồ trước khi dạy chúng ta hai môn học cốt lõi của đời người: Công việc và Tình yêu.
Nói vậy không có nghĩa là tất cả những gì chúng ta cần để thành công ở cuộc sống là trở thành một học sinh cá biệt.
Một cuộc đời tươi đẹp đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hai thứ: trở thành một cậu học sinh cực kì tốt trong 20 năm đầu đời; và đồng thời tuyệt đối không bao giờ đặt niềm tin mù quáng vào sự nghiêm túc và tính chắc chắc vào tấm bằng cử nhân loại "ưu" của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ bài này
Tại sao nhiều người học giỏi ra đời lại không thành công bằng học sinh cá biệt?
4/
5
Oleh
SKNCT