Trí tuệ nhân tạo là gì?

Những sự kiện như máy tính thông minh AlphaGo đánh bại kỳ thủ cờ vây thế giới Lee Sedol với tỷ số chung cuộc 4-1, Nhật Bản tạo ra ứng dụng nhận diện chữ Nhật viết tay chính xác 99% hay hãng IBM tạo ta chiếc siêu máy tính Watson,… đang cho thấy sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo. Vậy trí tuệ nhân tạo là gì? Nguồn gốc và những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn ra sao? 

Theo Wikipedia, Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc.

Nguồn gốc của AI

Ý tưởng xây dựng một chương trình AI xuất hiện lần đầu vào tháng 10/1950, khi nhà bác học người Anh Alan Turing xem xét vấn đề “liệu máy tính có khả năng suy nghĩ hay không?”. Để trả lời câu hỏi này, ông đã đưa ra khái niệm "phép thử bắt chước" mà sau này người ta gọi là “phép thử Turing”. Phép thử được thực hiện dưới dạng một trò chơi. Theo đó, có ba đối tượng tham gia trò chơi (gồm hai người và một máy tính). Một người (người thẩm vấn) ngồi trong một phòng kín tách biệt với hai đối tượng còn lại. Người này đặt các câu hỏi và nhận các câu trả lời từ người kia (người trả lời thẩm vấn) và từ máy tính. Cuối cùng, nếu người thẩm vấn không phân biệt được câu trả lời nào là của người, câu trả lời nào là của máy tính thì lúc đó có thể nói máy tính đã có khả năng "suy nghĩ" giống như người.

Đến mùa hè năm 1956, tại Hội nghị do Marvin Minsky và John McCarthy tổ chức với sự tham dự của vài chục nhà khoa học tại trường Dartmouth, Mỹ, tên gọi “artificial intelligence” được chính thức công nhận và được dùng cho đến ngày nay. Cũng tại đây, Bộ môn nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đầu tiên đã được thành lập.

Quá trình hình thành và phát triển của AI

Từ 1950 – 1965, Các nhà khoa học như John McArthy, Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert Simon cùng với những sinh viên đã viết nên những lập trình giúp máy vi tính giải được những bài toán đố của đại số, chứng minh các định lý và nói được tiếng Anh.

Một số thành tựu ban đầu của giai đoạn này có thể kể đến như: Chương trình chơi cờ của Samuel; Chương trình lý luận Logic của Newell & Simon; Chương trình chứng minh các định lý hình học của Gelernter.

Bước sang thập nên 60, các nghiên cứu về AI chủ yếu tập trung vào biểu diễn tri thức và phương thức giao tiếp giữa người và máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại do tiến bộ tin học thời bấy giờ vẫn chưa đạt đến mức để có thể thực hiện.

Đến năm 1997, sau trận đấu lịch sử giữa kiện tướng cờ vua Garry Kasparov với máy tính DeepBlue của IBM, niềm hy vọng về trí tuệ nhân tạo mới được hồi sinh.

Năm 2015, sự phát triển của nền tảng điện toán đám mây với chi phí ở mức chấp nhận được, cùng những bộ dữ liệu phong phú, các công cụ phát triển phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, những nghiên cứu về công nghệ học hỏi cho máy tính, còn được gọi các mạng thần kinh, từ chỗ vô cùng tốn kém đã trở nên tương đối rẻ.

Tất cả đã giúp cho mảnh đất AI thu hút đông đảo các ông lớn như: Facebook; Google; Microsoft; …tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở ra kỷ nguyên mới cho trí tuệ nhân tạo.

Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty,...

Nói nôm na cho dễ hiểu: đó là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.

Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.

1 cảnh trong bộ phim "I, Robot" nói về một AI đã tiến hóa, sau đó đã dồn con người vào cảnh "nô lệ" với danh nghĩa bảo vệ con người.
Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt. Bởi vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc sống thực tế. Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.

Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới nhất của loài người về lĩnh vực này.

GOVIVU tổng hợp

Chia sẻ bài này

Xem thêm

Trí tuệ nhân tạo là gì?
4/ 5
Oleh
Loading...