Quan niệm sai lầm của người Trung Cổ khiến bạn phải phì cười

Đây đều là những quan niệm sai lầm của người Trung Cổ mà chỉ nghe thôi bạn cũng cười chảy nước mắt...

Nói đến thời Trung Cổ, nhiều người trong chúng ta thường vẽ nên viễn cảnh của 1 thời kỳ mông muội, với những niềm tin có phần nực cười, ngây ngô cực độ. Và dưới đây là 1 vài quan niệm sai lầm mà những người Trung Cổ vẫn mê mẩn tin khiến bạn phải bật cười.

Trong tinh trùng chứa những người tí hon

Đúng vậy đấy, người Trung Cổ từng có niềm tin mãnh liệt rằng có những người tí hon sống trong tinh trùng.

Họ phân tích rằng, trong cơ thể người phụ nữ có 1 thế giới thu nhỏ, sứ mệnh của những chú tinh trùng đó là đưa những người "tí hon" vào nuôi dưỡng trong đó. Và ở thời điểm đứa bé lọt lòng, đứa trẻ đó chính là người tí hon này đã phát triển kích thước cơ thể đủ lớn.

Phù thủy đánh cắp bộ phận sinh dục nam như vật nuôi

Người Trung Cổ từng có thời gian tin rằng phù thủy "đánh cắp" cơ quan sinh dục nam và "giam giữ" chúng, đặt chúng vào tổ và nuôi như vật nuôi trong nhà.

Điều kỳ lạ nhất là câu chuyện này thực sự dựa trên hội chứng ảo tưởng biến mất bộ phận sinh dục Koro xuất hiện lần đầu tiên từ năm 300 TCN.

Theo đó, người mắc chứng bệnh này tin rằng, bộ phận sinh dục (thường là dương vật ở nam giới) của mình đang dần "bốc hơi". Các nhà khoa học sau đó cũng đã đưa ra lời giải thích về hội chứng bệnh kỳ lạ này. Và không có gì lạ khi các phù thủy thời Trung Cổ bị đổ lỗi cho điều này.

Con ong là một loài chim

Cuốn bách khoa toàn thư thời Trung Cổ có đề cập đến thông tin về thế giới động vật khá thú vị. Điển hình như việc người thời đó đều xem ong là 1 loài chim.

Có lẽ hiểu nhầm này xuất phát từ khả năng bay lượn của loài ong. Ngoài ra, ong còn được cho là 1 loài chim đặc biệt khi có khả năng sản xuất ra mật, cũng như sở hữu tính bầy đàn hết sức kỷ luật, chặt chẽ.

Trẻ sơ sinh thì không hề biết đau

Đây chắc chắn là 1 điều vô căn cứ nhưng người Trung Cổ xưa tin rằng, bộ não trẻ sơ sinh còn non, chưa đủ phát triển để cảm nhận được nỗi đau. Và quan niệm cực "nực cười" này chỉ được bác bỏ từ cách đây 30 năm mà thôi.

Theo các văn thư ghi lại trong quá khứ lưu giữ đến ngày nay, các ca phẫu thuật trẻ nhỏ dưới thời Trung Cổ đều không sử dụng bất kỳ phương pháp giảm đau nào. Họ còn cho rằng, việc trẻ quấy khóc lúc này chỉ là cách chúng làm nũng, mè nheo mà thôi.

Động vật cũng bị kết tội như con người

Bạn tin không khi ở thời Trung Cổ, động vật cũng có thể bị kết án như 1 kẻ phạm tội bình thường. Lịch sử từng ghi nhận trường hợp sâu bướm bị triệu tập ra tòa, vì phá hoại khu vườn ở Lausanne, Thụy Sĩ.

Và rõ ràng, sâu bướm không thể tự bào chữa cho mình trong phiên xét xử hài hước có 1-0-2 này, và chúng đã phải chịu kết án là - đuổi ra khỏi thành phố.

Loài vật bị buộc tội nhiều nhất thời kỳ đó là những chú mèo - bởi người xưa tin mèo là hiện thân của quỷ dữ. Điều đó khiến cho số lượng mèo giảm đáng kể, dẫn tới sự bùng phát của chuột - kẻ phạm tội thật sự khi gây ra các dịch bệnh lây lan.

Chiến binh mài rãnh trên răng mới là chiến binh tinh nhuệ

Người Viking xưa tin rằng răng phải có rãnh mới được coi là 1 chiến binh tinh nhuệ. Vì vậy, bất cứ nam nhân nào thời xưa sở hữu chiếc rãnh nhỏ trên hàm răng của mình đều được nhiều người nể.

Các đường rãnh ngang được làm bằng tay nhưng vẫn chưa ai lý giải được mục đích của những chiếc rãnh này là để trang trí, hay để nhận diện.

Theo helino

Chia sẻ bài này

Xem thêm

Quan niệm sai lầm của người Trung Cổ khiến bạn phải phì cười
4/ 5
Oleh
Loading...