Thấy con rắn hổ mang chúa to vào chuồng bắt gà, ông Lê Xuân Hòa ( SN 1959, trú tại xóm 3, làng Lâm Hội, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu - Nghệ An) đuổi bắt thì bị con rắn quay lại cắn tử vong.
Người nhà nạn nhân kể lại, khoảng 21h 30 phút ngày 21/9, ông Hòa định lên giường nằm ngủ thì nghe tiêng gà kêu phía sau bếp, khi chạy đến thì ông hốt hoảng thấy con rắn hổ mang chúa khủng đang bắt gà. Thấy vậy, ông Hòa rượt bắt sống con rắn, nhưng không may bị rắn cắn trả lại. Người nhà thấy ông Hòa kêu thất thanh liên hô hoán hàng xóm ứng cứu.
Do vết thương nặng, con rắn hổ mang chúa to, phun độc mạnh nên người nhà nhanh chóng sơ cứu và đưa ông Hòa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán đoán ông Hòa bị suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn...tiên lượng xấu nên được chuyển tuyến. Trên đường đi gần đến bệnh viện tuyến trên thì ông Hòa đã tử vong. Sáng ngày 22/9, người nhà đưa ông Hòa về nhà chôn cất theo phong tục địa phương.
Ông Lang Anh Tý, Chủ tịch UBND xã Châu Hội cho biết: "Con rắn sau đó bị người dân vây bắt, đánh chết, dài khoảng 2,5 mét, nặng gần 2 kg. Nạn nhân là hộ nghèo lâu năm trong bản, hoàn cảnh rất khó khăn. Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và động viên người nhà nạn nhân trước mất mát quá lớn của gia đình".
Theo các chuyên gia, khi bị rắn cắn, không nên cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…..
Tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
Khi bị rắn cắn, nên:
![]() |
Con rắn cắn chết ông Hòa bị người dân vây bắt, đánh chết. |
Người nhà nạn nhân kể lại, khoảng 21h 30 phút ngày 21/9, ông Hòa định lên giường nằm ngủ thì nghe tiêng gà kêu phía sau bếp, khi chạy đến thì ông hốt hoảng thấy con rắn hổ mang chúa khủng đang bắt gà. Thấy vậy, ông Hòa rượt bắt sống con rắn, nhưng không may bị rắn cắn trả lại. Người nhà thấy ông Hòa kêu thất thanh liên hô hoán hàng xóm ứng cứu.
Do vết thương nặng, con rắn hổ mang chúa to, phun độc mạnh nên người nhà nhanh chóng sơ cứu và đưa ông Hòa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Bắc Nghệ An. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán đoán ông Hòa bị suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn...tiên lượng xấu nên được chuyển tuyến. Trên đường đi gần đến bệnh viện tuyến trên thì ông Hòa đã tử vong. Sáng ngày 22/9, người nhà đưa ông Hòa về nhà chôn cất theo phong tục địa phương.
Ông Lang Anh Tý, Chủ tịch UBND xã Châu Hội cho biết: "Con rắn sau đó bị người dân vây bắt, đánh chết, dài khoảng 2,5 mét, nặng gần 2 kg. Nạn nhân là hộ nghèo lâu năm trong bản, hoàn cảnh rất khó khăn. Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và động viên người nhà nạn nhân trước mất mát quá lớn của gia đình".
Theo các chuyên gia, khi bị rắn cắn, không nên cố gắng hút nọc độc của rắn; Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; Cố gắng bắt hoặc giết rắn…..
Tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.
Khi bị rắn cắn, nên:
- Động viên bệnh nhân bình tĩnh để làm các động tác sơ cứu, tìm cơ sở y tế tốt nhất có thể đến cấp cứu kịp thời.
- Không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động sẽ làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
- Băng ép bất động khi bị một số loại rắn hổ cắn (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường).
- Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Chia sẻ bài này
Người đàn ông nghèo bị rắn hổ mang chúa cắn chết
4/
5
Oleh
SKNCT