(Tiếp theo) - Bỏ lại Đà Lạt sau lưng, bọn mình rời cao nguyên trở lại vùng đồng bằng. Đến hơn 1h30 thì đến Bảo Lộc, quá giấc cũng chả biết đói nhưng cũng rẽ vào Yết Kiêu rồi Hà Giang để ăn qua bữa. Về trễ, chắc chắn là đến tối mới về nhà, bụng rỗng không thì phượt phẹo nỗi gì?
< Nắng giữa trưa Bảo Lộc nhưng ai cũng mặc áo gió.
Bảo Lộc vẫn còn là miệt cao nguyên, vậy nên lúc này nắng gắt nhưng vẫn không nóng lắm ngoại trừ trong quán cơm khá nực (do mấy cái bếp lò lớn). Vậy nhưng tùy mùa tùy tiết, nhiều lúc cũng rét căm căm... nhất là vào buổi sáng.
< Qua bữa trưa dù quá giờ, chuẩn bị rời Bảo Lộc, lúc này đã hơn 14h.
Chỉ cách 180km (3 giờ ô tô) trên đường đến Đà Lạt, Bảo Lộc là đô thị cao nguyên gần Sài Gòn nhất. Với kẻ phượt, nhiều người vẫn xem Bảo Lộc là một điểm dừng chân hơn là một điểm đến. Vậy nhưng nếu có dịp sống tại đây một vài ngày, bạn sẽ có những trải nghiệm rất khác về một thành phố tưởng chừng như rất nhàm chán này.
< QL20 đoạn Bảo Lộc - Đại Lào tốt, không có gì phải bàn. Nếu được rộng hơn thì ok. Xã Đại Lào trước kia có một hai thác nước rất đẹp nhưng không biết bây giờ ra sao. Tỉ như về sớm hơn thì mình sẽ khám phá điều này...
< Chuẩn bị vào đèo Bảo Lộc.
Nằm ở độ cao 800m so với mực nước biển, Bảo Lộc không nóng như Sài Gòn, cũng không lạnh như Đà Lạt. Thành phố ôn hòa này quanh năm xanh mát với nhiệt độ trung bình vào khoảng 21- 230C...
< Có những ngày đèo Bảo Lộc mà sương thì hiện tại đèo đang hửng nắng do trời trong xanh.
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Ít nắng, nhiều mưa và sương mù bao phủ nhiều ngày trong năm – những đặc điểm về thời tiết khiến cho thành phố Bảo Lộc trở nên nên thơ và lãng mạn không kém xứ Đà Lạt mộng mơ.
< Với những đèo phẳng phiu, rộng rãi và dốc không nhiều như thế này: mình thường thả trớn vi vu và rất ít dùng thắng. Còn đường hẹp, chep leo và dốc dựng hơn thì bắt buộc phải giảm tốc bằng số.
< Qua chân đèo Bảo Lộc là vào các đoạn đang nâng cấp đường.
Bên cạnh những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết, sự đa dạng của địa hình với núi cao, đồi dốc và thung lũng đã góp phần kiến tạo nên những cảnh đẹp thật sự thiên nhiên nằm rải rác khắp cao nguyên Bảo Lộc.
< Thêm một đoạn nữa thôi là sẽ đến ngã 3 Bà Sa, Đạ M’ri, Đạ Huoai thuộc thị trấn ĐạM'ri. Tại đây có nhánh rẽ trái là TL713 đi đèo Tà Pứa.
< Đoạn thị trấn ĐạM'ri vẫn đang thi công đường - các cửa hàng buôn bán mặt tiền đau đầu đây!
Bão Lộc có nhiều thác, nổi tiếng nhất là thác Dambri, thác Dasara. Bảo Lộc có rừng sinh thái Madagui, có phố núi Blao với những đồi chè tuyệt đẹp.
< Rời ĐạM'ri hướng về Madagui. Mẹ ơi, phía trước có sương mù giữa nắng gắt à?
Về tâm linh, có những chùa thật lớn như Thiền viện Bát Nhã, chùa Phước Huệ; có Nhà thờ Bảo Lộc được coi là nhà thờ có sức chứa lớn nhất ở Việt Nam, với khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân và là nhà thờ có hình "Bánh chưng bánh giầy" duy nhất ở Việt Nam.
< Chạy đến gần: hóa ra không phải sương mù mà chỉ là bụi mịt mù do làm đường. Ảnh mình làm nét nên giảm mù chứ để origin thì ngộp, chả thấy rõ đâu.
< Khúc này đã rải đá, chờ láng nhựa. Rộng rãi chưa?
Quà sáng hay ăn trưa ở Bảo Lộc thường có giá rất dễ chấp nhận. Giá phòng khách sạn cũng vậy, phòng sạch đẹp, có nước nóng. Không máy lạnh cũng đừng lo vì ví như trong ngày nắng nóng thía này, chỉ cần bạn bật quạt trong phòng là đã thấy hanh hanh lạnh rồi. Uống xong ly cà phê, bạn đừng quên thưởng thúc món trà Blao nhé - cả ngay sau khi qua bữa cũng có món trà này, rất thơm. Trong tiết lạnh ban mai, ly trà nóng nghi ngút khỏi khiến bạn chả muốn rời bàn đấy.
< Rồi bọn mình thấy cây cầu tuyệt đẹp này ở Hà Lâm. Qua lại đôi lần, cầu lọt vào tầm ngắm nên lần này phải ghé lại thôi.
< Cầu treo với hai cột căng cáp cao vút, xe gắn máy chạy OK. Tuy nhiên, mình bỏ xe phía dưới đi bộ lên cho sướng. Vị trí của cầu tại đây >
< Đứng giữa cầu nhìn về hướng ĐạM'ri, dưới là dòng suối Hà Lâm trong vắt - một chi lưu của sông Đạ Hoai.
< Mang tên là 'Nghĩa Tình', cầu được TP HCM tài trợ dựng xây để giúp việc đi lại của đồng bào vùng xa được dễ dàng.
< Dòng suối hướng Madagui, chỉ cách khu du lịch này tầm cây số thôi...
Bảo Lộc đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ một quận của Đồng Nai Thượng trở thành tỉnh lỵ của Lâm Đồng cũ rồi thị xã Bảo Lộc và cuối cùng định hình với cái tên thành phố Bảo Lộc. Vậy nhưng thiên nhiên lẫn con người nơi đây vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh bình và gần gũi như những cư dân Mạ đầu tiên của xứ B’Lao xưa.
< ... và cách 'hai bà xã' chỉ vài mươi mét, đang đứng chờ ở phía dưới đầu cầu, chỗ có cái mái tôn che.
< Uống nước, nghỉ chân, ngắm nghía chán rồi thì đi. Ảnh là QL20 hướng Madagui.
Riêng đối với bọn mình, dù đã ở, đã qua Bảo Lộc nhiều lần nhưng vùng ngoại ô của thành phố này vẫn còn rất nhiều điểm hoang sơ mà mình muốn khám phá. Thượng đế cho khỏe lại, mình dám chắc sẽ 'xử' tất tần tần.
< Vào con đèo thân thuộc: đèo Chuối. Xưa chuối nhiều, nay hiếm thấy cây nào nhưng tên Đèo Chuối chả thể phai nhạt được.
< Đèo Chuối vẫn xanh um, mát rượi. Đèo Chuối có con thác 7 tầng nhưng vào mùa khô sẽ rất ít nước.
< Nói đèo Chuối khác với những ngọn đèo khác không sai, bởi nếu đèo Bảo Lộc nổi tiếng với 108 khúc cua gấp khúc, nguy hiểm, nổi tiếng với những vực sâu thăm thẳm, với những dẫy núi chập chùng nối tiếp nhau hay những vách đá mọc đầy hoa thạch thảo hút hồn du khách vào mùa mưa thì đèo Chuối lại mang một vẻ đẹp khác. Đèo Chuối vừa hao hao giống đèo Ngoạn Mục ở những khúc cua gấp như cùi chỏ, vừa lạ lẫm ở những đoạn đường tưởng như chạy thẳng vào núi đá rừng xanh, nhưng khi đến gần lại uốn cong như một chiếc dây mềm mại.
< Đến thị trấn Madagui đã gần 3h. Góc công viên, nơi có nhánh rẽ vào Đạ Tẻh đây.
< Vượt Madagui nhanh gọn, không nghỉ hướng về Phương Lâm. Vào địa phận Đồng Nai, phải chạy cẩn thận. Mà mình thiếu cẩn thận bao giờ đâu?
< Tiếp tục gặp nâng cấp đường ở Tân Phú...
< ... và nhiều đoạn nữa tại Định Quán. Chắc chắn ngày nay đã ngon lành rồi, chờ hư lại sửa.
< Dừng nghỉ chân bên vườn đá, lúc này đã 16h30.
Sắp hết một lần đi mà xưa nay hiếm kiểu 'ngày đi ngày về'. Chung qui cũng chỉ muốn biết con nhà ta làm ăn thế nào. Nuôi con nên người, đoạn đường đời còn lại là do nó quyết định. Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính. 'Thành sự tại Thiên' nhưng không thể thiếu tính cách riêng của từng người...
< Trước mặt là con Dốc Bình Lộc xẻ ngang rừng cao su cao vút.
... Biết trân trọng và giữ gìn tiền của, công sức của người sinh thành hay chính mình tạo ra và khiến nó sinh sôi nẩy nở thêm lên là điều tuyệt. Còn ngược lại thì tiền tỉ cũng chả thấm vào đâu. Vậy nhưng đó cũng là điều mình không thể quyết định, cũng không thể buộc hãy làm kiểu này, cách kia. Thôi thì đó là chuyện tương lai, lúc này chỉ cầu mong con mình làm ăn phát đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.
< Hướng về Bình Sơn.
Về đến nhà đã gần 19h, chả biết mệt là gì. Lòng lưu lại chút niềm vui về một vùng cao nguyên rất lạnh với cái rét 7 độ...
Nhiệt độ này có lẽ cũng không gặp thường xuyên lắm đâu.
Hết
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5
Chỉ cách 180km (3 giờ ô tô) trên đường đến Đà Lạt, Bảo Lộc là đô thị cao nguyên gần Sài Gòn nhất. Với kẻ phượt, nhiều người vẫn xem Bảo Lộc là một điểm dừng chân hơn là một điểm đến. Vậy nhưng nếu có dịp sống tại đây một vài ngày, bạn sẽ có những trải nghiệm rất khác về một thành phố tưởng chừng như rất nhàm chán này.
< QL20 đoạn Bảo Lộc - Đại Lào tốt, không có gì phải bàn. Nếu được rộng hơn thì ok. Xã Đại Lào trước kia có một hai thác nước rất đẹp nhưng không biết bây giờ ra sao. Tỉ như về sớm hơn thì mình sẽ khám phá điều này...
< Chuẩn bị vào đèo Bảo Lộc.
Nằm ở độ cao 800m so với mực nước biển, Bảo Lộc không nóng như Sài Gòn, cũng không lạnh như Đà Lạt. Thành phố ôn hòa này quanh năm xanh mát với nhiệt độ trung bình vào khoảng 21- 230C...
< Có những ngày đèo Bảo Lộc mà sương thì hiện tại đèo đang hửng nắng do trời trong xanh.
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Ít nắng, nhiều mưa và sương mù bao phủ nhiều ngày trong năm – những đặc điểm về thời tiết khiến cho thành phố Bảo Lộc trở nên nên thơ và lãng mạn không kém xứ Đà Lạt mộng mơ.
< Với những đèo phẳng phiu, rộng rãi và dốc không nhiều như thế này: mình thường thả trớn vi vu và rất ít dùng thắng. Còn đường hẹp, chep leo và dốc dựng hơn thì bắt buộc phải giảm tốc bằng số.
< Qua chân đèo Bảo Lộc là vào các đoạn đang nâng cấp đường.
Bên cạnh những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết, sự đa dạng của địa hình với núi cao, đồi dốc và thung lũng đã góp phần kiến tạo nên những cảnh đẹp thật sự thiên nhiên nằm rải rác khắp cao nguyên Bảo Lộc.
< Thêm một đoạn nữa thôi là sẽ đến ngã 3 Bà Sa, Đạ M’ri, Đạ Huoai thuộc thị trấn ĐạM'ri. Tại đây có nhánh rẽ trái là TL713 đi đèo Tà Pứa.
< Đoạn thị trấn ĐạM'ri vẫn đang thi công đường - các cửa hàng buôn bán mặt tiền đau đầu đây!
Bão Lộc có nhiều thác, nổi tiếng nhất là thác Dambri, thác Dasara. Bảo Lộc có rừng sinh thái Madagui, có phố núi Blao với những đồi chè tuyệt đẹp.
< Rời ĐạM'ri hướng về Madagui. Mẹ ơi, phía trước có sương mù giữa nắng gắt à?
Về tâm linh, có những chùa thật lớn như Thiền viện Bát Nhã, chùa Phước Huệ; có Nhà thờ Bảo Lộc được coi là nhà thờ có sức chứa lớn nhất ở Việt Nam, với khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân và là nhà thờ có hình "Bánh chưng bánh giầy" duy nhất ở Việt Nam.
< Chạy đến gần: hóa ra không phải sương mù mà chỉ là bụi mịt mù do làm đường. Ảnh mình làm nét nên giảm mù chứ để origin thì ngộp, chả thấy rõ đâu.
< Khúc này đã rải đá, chờ láng nhựa. Rộng rãi chưa?
Quà sáng hay ăn trưa ở Bảo Lộc thường có giá rất dễ chấp nhận. Giá phòng khách sạn cũng vậy, phòng sạch đẹp, có nước nóng. Không máy lạnh cũng đừng lo vì ví như trong ngày nắng nóng thía này, chỉ cần bạn bật quạt trong phòng là đã thấy hanh hanh lạnh rồi. Uống xong ly cà phê, bạn đừng quên thưởng thúc món trà Blao nhé - cả ngay sau khi qua bữa cũng có món trà này, rất thơm. Trong tiết lạnh ban mai, ly trà nóng nghi ngút khỏi khiến bạn chả muốn rời bàn đấy.
< Rồi bọn mình thấy cây cầu tuyệt đẹp này ở Hà Lâm. Qua lại đôi lần, cầu lọt vào tầm ngắm nên lần này phải ghé lại thôi.
< Cầu treo với hai cột căng cáp cao vút, xe gắn máy chạy OK. Tuy nhiên, mình bỏ xe phía dưới đi bộ lên cho sướng. Vị trí của cầu tại đây >
< Đứng giữa cầu nhìn về hướng ĐạM'ri, dưới là dòng suối Hà Lâm trong vắt - một chi lưu của sông Đạ Hoai.
< Mang tên là 'Nghĩa Tình', cầu được TP HCM tài trợ dựng xây để giúp việc đi lại của đồng bào vùng xa được dễ dàng.
< Dòng suối hướng Madagui, chỉ cách khu du lịch này tầm cây số thôi...
Bảo Lộc đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ một quận của Đồng Nai Thượng trở thành tỉnh lỵ của Lâm Đồng cũ rồi thị xã Bảo Lộc và cuối cùng định hình với cái tên thành phố Bảo Lộc. Vậy nhưng thiên nhiên lẫn con người nơi đây vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh bình và gần gũi như những cư dân Mạ đầu tiên của xứ B’Lao xưa.
< ... và cách 'hai bà xã' chỉ vài mươi mét, đang đứng chờ ở phía dưới đầu cầu, chỗ có cái mái tôn che.
< Uống nước, nghỉ chân, ngắm nghía chán rồi thì đi. Ảnh là QL20 hướng Madagui.
Riêng đối với bọn mình, dù đã ở, đã qua Bảo Lộc nhiều lần nhưng vùng ngoại ô của thành phố này vẫn còn rất nhiều điểm hoang sơ mà mình muốn khám phá. Thượng đế cho khỏe lại, mình dám chắc sẽ 'xử' tất tần tần.
< Vào con đèo thân thuộc: đèo Chuối. Xưa chuối nhiều, nay hiếm thấy cây nào nhưng tên Đèo Chuối chả thể phai nhạt được.
< Đèo Chuối vẫn xanh um, mát rượi. Đèo Chuối có con thác 7 tầng nhưng vào mùa khô sẽ rất ít nước.
< Nói đèo Chuối khác với những ngọn đèo khác không sai, bởi nếu đèo Bảo Lộc nổi tiếng với 108 khúc cua gấp khúc, nguy hiểm, nổi tiếng với những vực sâu thăm thẳm, với những dẫy núi chập chùng nối tiếp nhau hay những vách đá mọc đầy hoa thạch thảo hút hồn du khách vào mùa mưa thì đèo Chuối lại mang một vẻ đẹp khác. Đèo Chuối vừa hao hao giống đèo Ngoạn Mục ở những khúc cua gấp như cùi chỏ, vừa lạ lẫm ở những đoạn đường tưởng như chạy thẳng vào núi đá rừng xanh, nhưng khi đến gần lại uốn cong như một chiếc dây mềm mại.
< Đến thị trấn Madagui đã gần 3h. Góc công viên, nơi có nhánh rẽ vào Đạ Tẻh đây.
< Vượt Madagui nhanh gọn, không nghỉ hướng về Phương Lâm. Vào địa phận Đồng Nai, phải chạy cẩn thận. Mà mình thiếu cẩn thận bao giờ đâu?
< Tiếp tục gặp nâng cấp đường ở Tân Phú...
< ... và nhiều đoạn nữa tại Định Quán. Chắc chắn ngày nay đã ngon lành rồi, chờ hư lại sửa.
< Dừng nghỉ chân bên vườn đá, lúc này đã 16h30.
Sắp hết một lần đi mà xưa nay hiếm kiểu 'ngày đi ngày về'. Chung qui cũng chỉ muốn biết con nhà ta làm ăn thế nào. Nuôi con nên người, đoạn đường đời còn lại là do nó quyết định. Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính. 'Thành sự tại Thiên' nhưng không thể thiếu tính cách riêng của từng người...
< Trước mặt là con Dốc Bình Lộc xẻ ngang rừng cao su cao vút.
... Biết trân trọng và giữ gìn tiền của, công sức của người sinh thành hay chính mình tạo ra và khiến nó sinh sôi nẩy nở thêm lên là điều tuyệt. Còn ngược lại thì tiền tỉ cũng chả thấm vào đâu. Vậy nhưng đó cũng là điều mình không thể quyết định, cũng không thể buộc hãy làm kiểu này, cách kia. Thôi thì đó là chuyện tương lai, lúc này chỉ cầu mong con mình làm ăn phát đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.
< Hướng về Bình Sơn.
Về đến nhà đã gần 19h, chả biết mệt là gì. Lòng lưu lại chút niềm vui về một vùng cao nguyên rất lạnh với cái rét 7 độ...
Nhiệt độ này có lẽ cũng không gặp thường xuyên lắm đâu.
Hết
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5
Chia sẻ bài này
600 cây số đi và về... (P5)
4/
5
Oleh
Unknown