Trung Quốc: Phát hiện hóa thạch của rồng

Ai bảo rồng là loài vật hư cấu chỉ tồn tại trong truyền thuyết? Từ năm 1996, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy bộ xương hóa thạch nguyên vẹn của một con rồng với hai sừng nhọn, lỗ mũi to và hếch y hệt mô tả trong truyện cổ dân gian.

Di vật quý giá này được tìm thấy ở huyện tự trị dân tộc Miêu Quan Lĩnh, thuộc thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu vào năm 1996, cho đến nay vẫn giữ được dáng hình nguyên vẹn với tổng cộng 7,6 mét chiều dài, trong đó đầu dài 76 cm, cổ dài 54 cm, thân dài 2,7 mét và rộng 68 cm, khúc đuôi còn lại chiếm 3,7 mét.
(Ảnh: Weirdasianews.com)
Đầu rồng gần giống hình trụ tam giác, riêng khóe miệng đã kéo dài đến 43 cm, phần rộng nhất có bề ngang 32 cm. Sừng nhọn nhô lên từ đỉnh đầu, mỗi chiếc dài 27 cm và rất cân xứng với nhau. Chúng hơi cong và hơi nghiêng, trông càng giống y chang những hình ảnh được mô tả trong truyền thuyết.

Rồng Trung Quốc được coi là loài bò sát sống vào kỷ Tri-át cách đây khoảng 200 triệu năm. Là động vật lưỡng cư, chúng sống chủ yếu dưới nước và thi thoảng mới ngoi lên bờ. Thức ăn của chúng là cá và các loài bò sát nhỏ.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tìm thấy rồng hóa thạch có bộ sừng. Phát hiện này là chứng cớ khoa học quan trọng giúp giới khảo cổ lần tìm nguồn gốc loài rồng - một loài vật tưởng chừng chỉ có trong những tác phẩm hư cấu. Hiện những mẫu hóa thạch này vẫn đang được trưng bày tại Viện bảo tàng đời sống hóa thạch cổ đại ở thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu.
Theo Asia News, Dân Trí

Chia sẻ bài này

Xem thêm

Trung Quốc: Phát hiện hóa thạch của rồng
4/ 5
Oleh
Loading...