Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ từng có thời kỳ huy hoàng, nhưng sau đó suy tàn vì những nguyên nhân còn nhiều tranh cãi.
Nền văn minh Maya được xây dựng bởi những người Maya, bộ tộc thổ dân châu Mỹ 2000 năm trước đây sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ.
Người Maya có nguồn gốc từ vùng Mesoamerica (Trung Mỹ ngày nay). Khu vực này nằm giữa Mexico và Nam Mỹ, là quê hương của nhiều nền văn hóa của thổ dân da đỏ, bao gồm Aztec, Olmec, Teotihuacan và Toltec. Nơi người Maya sinh sống, ngày nay là Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và miền nam Mexico.
Người Maya xưa đã đạt đến trình độ cao không chỉ về mặt xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ các lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và làm lịch.
Năm 1935, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một phiến đá điêu khắc có nhân vật giống người đang phóng xe gắn máy. Tuy nhiên, chiếc xe đó trông giống như tên lửa với phần đuôi có luồng lửa phun ra. Các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận đây là hình ảnh một phi hành gia đang lái một phương tiện bay của người Maya.
Căn cứ vào các di vật Maya tìm được khá phong phú, người ta xác định rằng, các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ I.
Có những bí ẩn về nền văn minh Maya chưa được giải thích. Ví dụ, dù xung quanh đều có sẵn nguồn nước thiên nhiên nhưng họ vẫn xây dựng những hồ chứa nước khổng lồ trong thành phố. Khoảng sau năm 600 trước Công nguyên, dường như họ không để lại thêm những công trình nào nữa. Hơn thế, họ đột nhiên rời bỏ thành phố kiên cố, bỏ lại những di sản văn hóa quý giá. Từ đó, nền văn minh Maya dần suy tàn.
Phần lớn các quốc gia của người Maya bị diệt vong do nhiều lý do vào khoảng thế kỷ thứ IX và X. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược vùng này vào thế kỷ XVI. Suốt thời kỳ xâm lược của người Tây Ban Nha, người Maya bị tước hết đất đai, đẩy vào tình trạng nghèo đói và trở thành nô lệ. Cuộc xâm chiếm này đã tàn phá rất nhiều di sản của người Maya.
Ngày nay, chưa có kết luận khoa học nào thực sự chắc chắn về nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Maya. Sự suy tàn có thể do: dân số quá tải, cuộc xâm lược của nước ngoài, nông dân nổi dậy, sự suy thoái của những tuyến đường thương mại chính yếu, hạn hán...
Sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại luôn là đề tài tìm hiểu của nhiều nhà khoa học. Nhóm các chuyên gia thuộc trường Đại học bang Louisiana (Mỹ) cho rằng họ đã tiến gần hơn đến lời giải của bí ẩn này nhờ vào những bằng chứng thu thập được tại hố sụt Great Blue.
Hố sụt Great Blue là một hố nước ngầm khổng lồ dưới biển, cách bờ biển Belize khoảng 70km và nằm gần trung tâm đảo san hô Lighthouse. Hố sâu 124m, đường kính rộng khoảng 300m, được hình thành trong những năm cuối của Kỷ Băng hà. Với việc phân tích những mẫu trầm tích thu được tại hố Great Blue, cụ thể là tìm hiểu màu sắc, kích thước, độ dày của lớp đất đá rồi so sánh với mẫu đá ở khu vực gắn liền với đất liền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt trong tỷ lệ titan với nhôm. Điều này giúp họ ước tính được lượng mưa ở khu vực này.
Phân tích kỹ hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng mưa thấp đã gây ra một đợt hạn hán lớn vào khoảng từ năm 1000 - 1100. Chính bởi lượng mưa giảm dần và thời tiết trở nên hanh khô hơn (khoảng năm 660), các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Từ đó, những bất ổn chính trị đã xuất hiện và nổ ra chiến tranh khiến đế chế Maya dần suy tàn. Sau nhiều năm chống chọi với khó khăn, đợt hạn hán kéo dài gần một thế kỷ (từ năm 1000 tới năm 1100) đã đặt dấu chấm hết cho nền văn minh Maya cổ đại.
Tiến sĩ André Droxler, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Khi một trận hạn hán lớn xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ như nạn đói hay tình trạng bất ổn. Phát hiện này đã giúp chúng tôi hiểu hơn về việc thay đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến sự sụp đổ của nền văn minh Maya".
Tuy vậy, hãy còn một vương quốc Maya độc lập cho tới tận năm 1697 là thành phố đảo Tayasal. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha vẫn đến đây và giảng đạo cho vị vua Itza cuối cùng. Vương quốc Itza rơi vào ách thống trị của Tây Ban Nha từ tháng 3/1697.
Suốt 2 thế kỷ nay nhiều thế hệ các nhà khoa học lừng danh kiên trì đi sâu nghiên cứu, những quan điểm cũ đánh giá về người Maya được xem xét lại, dưới ánh sáng của các luận cứ mới chưa có giới hạn…
Các chuyên gia đa phần đều cho là người Maya cổ đại đã di cư qua Tân thế giới bằng con đường phía Bắc qua eo biển Bering băng giá. Có lúc dân số của họ lên tới 2 triệu người trải dài dọc các vùng lãnh thổ thuộc Guatemala, Nam Mexico, Honduras và El Salvador ngày nay.
Bây giờ con cháu của người Maya sống ở Trung Mỹ tuy nói tới 20 thổ ngữ khác nhau, nhưng đều có xuất xứ căn bản từ thứ tiếng Maya cổ.
Khoảng năm 1500 Tr.CN họ bắt đầu tạo dựng những trung tâm địa lý được bao quanh bởi hệ thống làng mạc. Các trung tâm hành chính này phát triển rực rỡ, biến thành những khu đô thị hoành tráng với các thánh đường, lăng tẩm và cung điện nguy nga. Nền văn minh Maya cực thịnh trong thời kỳ từ năm 250 - 900.
Chữ viết của họ là dạng văn tự duy nhất tồn tại với cả 2 phần thuộc Mỹ châu trong giai đoạn tương ứng, đồng thời họ cũng đạt được những tiến bộ khó tin cả trong toán học lẫn thiên văn học. Họ có cách tính lịch thậm chí còn chính xác hơn cả thứ lịch mà chúng ta đang dùng.
Qua đó họ tính được chu kỳ của các hành tinh quay quanh hệ mặt trời, báo trước được các kỳ nhật thực và nguyệt thực một cách chính xác tuyệt đối. Họ chỉ nuôi chó, gà tây, vịt và ong, trồng ngô, đậu và bí đỏ.
Tuy không nuôi động vật làm sức kéo cũng như biết tới bánh xe, nhưng họ vẫn giải quyết được việc chuyên chở các khối đá lớn dùng cho những kiến trúc khổng lồ của mình. Không tồn tại đồ sắt nhưng chúng được thay bằng đá nhọn, tro núi, xương và gỗ để tạo dáng và xây nhiều công trình xã hội lớn.
Trên các quảng trường trung tâm hoàn toàn vuông thành sắc cạnh. Dựa theo các đường nét rối rắm của chữ tượng hình, là các hình tượng kỳ thú tô điểm thêm cho vẻ đẹp toàn cảnh. Một vài chốn công cộng này có diện tích như là một trong những quảng trường rộng nhất thế giới. Ví như quảng trường ở Yaxchilan (Mexico) có chiều dài tới 300m, còn quảng trường tại Copán (Honduras) là 240m.
Những tác phẩm nghệ thuật của người Maya cổ đại luôn gây ra nhiều điều gây sửng sốt cho giới khoa học tân kỳ. Ngay cả nền văn hóa của họ cũng vậy, cho tới nay khoa học mới chỉ giải mã được chừng 85% thứ chữ tượng hình Maya.
Bản thân sắc dân bí ẩn này đã làm ra những tác phẩm khắc nét về họ từ năm 1100-800 Tr.CN. Có cả thảy 19 đời vua Maya, trong đó có 2 phụ nữ đã thay nhau trị vì Thành phố - Vương quốc Palenque: từ Vua K'yk' Bahlam I (năm 397) đến Vua Kimi Pakal III (năm 799).
Nhưng vị vua hùng mạnh nhất trong thời kỳ phát triển vàng son nhất của người Maya cổ chính là đức Vua Pakal I hay Pakal Đại đế (603-683), trị vì trong khoảng từ năm 615-683. Hầm mộ của ông đã được khoa học phát hiện ra dạo đầu thập niên 1950 thế kỷ trước tại Palenque (Mexico), còn chiếc nắp quan tài Pakal Đại đế bằng đá nguyên khối, với các đường nét khắc chạm tinh vi được coi là biểu tượng của nền văn minh Maya cổ.
Nhiều nhà nghiên cứu thời hiện đại gọi người Maya như là "sắc dân Hy Lạp cổ của Tân thế giới". Nhưng tới đầu thế kỷ X nền văn minh Maya đột nhiên bị ngừng lại. Các kỳ quan trở nên hiu quạnh, các quảng trường trống trải, các tụ điểm dân cư dần hoang phế… Chỉ có loài khỉ là thứ sinh vật duy nhất còn sống ở đó, trong khi rừng rậm cứ lấn dần các trung tâm văn hóa vốn cực thịnh một cách không thương tiếc… Vậy điều gì đã xảy ra?
Từng tồn tại rất nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chưa có cách lý giải nào xem ra thỏa đáng nhất. Một vài nhà khoa học cho đó là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh, dù rằng người Maya là một sắc dân yêu hòa bình không hiếu chiến như người Aztec láng giềng ở Trung Mỹ. Số khác lại lý giải qua nền nông nghiệp với hình thức đốt rừng làm thổ nhưỡng phai bạc, khô cằn không thể sinh sống tiếp được trên những vùng đất ấy.
Nhưng cho tới tận ngày nay, giới hậu duệ của sắc dân Maya cổ đại vẫn tiếp tục lối sống đốt nương làm rẫy đó thôi. Vả lại, theo những tài liệu nghiên cứu mới nhất, thì người Maya cổ rất có tài trong việc chinh phục đất đai như hoàn thiện hệ thống đê điều, chủ động trong việc tưới tiêu phục hồi chất đất canh tác…
Nhiều học giả khác lại cho rằng đã bùng lên một bệnh dịch kinh hoàng, khiến dân Maya tử vong hàng loạt. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, các dịch bệnh nguy hiểm nhất mãi 6 thế kỷ sau mới bị lây lan bởi người da trắng mang qua Tân thế giới.
Cũng có thêm giả thuyết về những cuộc khởi nghĩa đối kháng đẳng cấp của tầng lớp dân nghèo chống lại giới vua quan, nhưng kết cục vẫn phải có một phe thắng cuộc trong trận chiến đó. Nhưng xem ra hoàn toàn không phải vậy… Cũng có thể do một đại họa thiên tai nào đó mà cho tới nay người ta vẫn chưa lý giải được.
![]() |
Kim tự tháp cổ Phetan do người Maya xây dựng. |
Nền văn minh Maya được xây dựng bởi những người Maya, bộ tộc thổ dân châu Mỹ 2000 năm trước đây sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ.
Người Maya có nguồn gốc từ vùng Mesoamerica (Trung Mỹ ngày nay). Khu vực này nằm giữa Mexico và Nam Mỹ, là quê hương của nhiều nền văn hóa của thổ dân da đỏ, bao gồm Aztec, Olmec, Teotihuacan và Toltec. Nơi người Maya sinh sống, ngày nay là Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và miền nam Mexico.
Người Maya xưa đã đạt đến trình độ cao không chỉ về mặt xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ các lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và làm lịch.
Năm 1935, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một phiến đá điêu khắc có nhân vật giống người đang phóng xe gắn máy. Tuy nhiên, chiếc xe đó trông giống như tên lửa với phần đuôi có luồng lửa phun ra. Các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận đây là hình ảnh một phi hành gia đang lái một phương tiện bay của người Maya.
Căn cứ vào các di vật Maya tìm được khá phong phú, người ta xác định rằng, các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ I.
Có những bí ẩn về nền văn minh Maya chưa được giải thích. Ví dụ, dù xung quanh đều có sẵn nguồn nước thiên nhiên nhưng họ vẫn xây dựng những hồ chứa nước khổng lồ trong thành phố. Khoảng sau năm 600 trước Công nguyên, dường như họ không để lại thêm những công trình nào nữa. Hơn thế, họ đột nhiên rời bỏ thành phố kiên cố, bỏ lại những di sản văn hóa quý giá. Từ đó, nền văn minh Maya dần suy tàn.
Phần lớn các quốc gia của người Maya bị diệt vong do nhiều lý do vào khoảng thế kỷ thứ IX và X. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược vùng này vào thế kỷ XVI. Suốt thời kỳ xâm lược của người Tây Ban Nha, người Maya bị tước hết đất đai, đẩy vào tình trạng nghèo đói và trở thành nô lệ. Cuộc xâm chiếm này đã tàn phá rất nhiều di sản của người Maya.
Ngày nay, chưa có kết luận khoa học nào thực sự chắc chắn về nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Maya. Sự suy tàn có thể do: dân số quá tải, cuộc xâm lược của nước ngoài, nông dân nổi dậy, sự suy thoái của những tuyến đường thương mại chính yếu, hạn hán...
Sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại luôn là đề tài tìm hiểu của nhiều nhà khoa học. Nhóm các chuyên gia thuộc trường Đại học bang Louisiana (Mỹ) cho rằng họ đã tiến gần hơn đến lời giải của bí ẩn này nhờ vào những bằng chứng thu thập được tại hố sụt Great Blue.
Hố sụt Great Blue là một hố nước ngầm khổng lồ dưới biển, cách bờ biển Belize khoảng 70km và nằm gần trung tâm đảo san hô Lighthouse. Hố sâu 124m, đường kính rộng khoảng 300m, được hình thành trong những năm cuối của Kỷ Băng hà. Với việc phân tích những mẫu trầm tích thu được tại hố Great Blue, cụ thể là tìm hiểu màu sắc, kích thước, độ dày của lớp đất đá rồi so sánh với mẫu đá ở khu vực gắn liền với đất liền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt trong tỷ lệ titan với nhôm. Điều này giúp họ ước tính được lượng mưa ở khu vực này.
Phân tích kỹ hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng mưa thấp đã gây ra một đợt hạn hán lớn vào khoảng từ năm 1000 - 1100. Chính bởi lượng mưa giảm dần và thời tiết trở nên hanh khô hơn (khoảng năm 660), các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Từ đó, những bất ổn chính trị đã xuất hiện và nổ ra chiến tranh khiến đế chế Maya dần suy tàn. Sau nhiều năm chống chọi với khó khăn, đợt hạn hán kéo dài gần một thế kỷ (từ năm 1000 tới năm 1100) đã đặt dấu chấm hết cho nền văn minh Maya cổ đại.
Tiến sĩ André Droxler, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Khi một trận hạn hán lớn xảy ra, nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ như nạn đói hay tình trạng bất ổn. Phát hiện này đã giúp chúng tôi hiểu hơn về việc thay đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến sự sụp đổ của nền văn minh Maya".
Tuy vậy, hãy còn một vương quốc Maya độc lập cho tới tận năm 1697 là thành phố đảo Tayasal. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha vẫn đến đây và giảng đạo cho vị vua Itza cuối cùng. Vương quốc Itza rơi vào ách thống trị của Tây Ban Nha từ tháng 3/1697.
Suốt 2 thế kỷ nay nhiều thế hệ các nhà khoa học lừng danh kiên trì đi sâu nghiên cứu, những quan điểm cũ đánh giá về người Maya được xem xét lại, dưới ánh sáng của các luận cứ mới chưa có giới hạn…
Các chuyên gia đa phần đều cho là người Maya cổ đại đã di cư qua Tân thế giới bằng con đường phía Bắc qua eo biển Bering băng giá. Có lúc dân số của họ lên tới 2 triệu người trải dài dọc các vùng lãnh thổ thuộc Guatemala, Nam Mexico, Honduras và El Salvador ngày nay.
Bây giờ con cháu của người Maya sống ở Trung Mỹ tuy nói tới 20 thổ ngữ khác nhau, nhưng đều có xuất xứ căn bản từ thứ tiếng Maya cổ.
Khoảng năm 1500 Tr.CN họ bắt đầu tạo dựng những trung tâm địa lý được bao quanh bởi hệ thống làng mạc. Các trung tâm hành chính này phát triển rực rỡ, biến thành những khu đô thị hoành tráng với các thánh đường, lăng tẩm và cung điện nguy nga. Nền văn minh Maya cực thịnh trong thời kỳ từ năm 250 - 900.
Chữ viết của họ là dạng văn tự duy nhất tồn tại với cả 2 phần thuộc Mỹ châu trong giai đoạn tương ứng, đồng thời họ cũng đạt được những tiến bộ khó tin cả trong toán học lẫn thiên văn học. Họ có cách tính lịch thậm chí còn chính xác hơn cả thứ lịch mà chúng ta đang dùng.
![]() |
Hình minh họa bộ lịch Tzolk'in của người Maya. Ảnh: yucatanadventure. |
Qua đó họ tính được chu kỳ của các hành tinh quay quanh hệ mặt trời, báo trước được các kỳ nhật thực và nguyệt thực một cách chính xác tuyệt đối. Họ chỉ nuôi chó, gà tây, vịt và ong, trồng ngô, đậu và bí đỏ.
Tuy không nuôi động vật làm sức kéo cũng như biết tới bánh xe, nhưng họ vẫn giải quyết được việc chuyên chở các khối đá lớn dùng cho những kiến trúc khổng lồ của mình. Không tồn tại đồ sắt nhưng chúng được thay bằng đá nhọn, tro núi, xương và gỗ để tạo dáng và xây nhiều công trình xã hội lớn.
Trên các quảng trường trung tâm hoàn toàn vuông thành sắc cạnh. Dựa theo các đường nét rối rắm của chữ tượng hình, là các hình tượng kỳ thú tô điểm thêm cho vẻ đẹp toàn cảnh. Một vài chốn công cộng này có diện tích như là một trong những quảng trường rộng nhất thế giới. Ví như quảng trường ở Yaxchilan (Mexico) có chiều dài tới 300m, còn quảng trường tại Copán (Honduras) là 240m.
Những tác phẩm nghệ thuật của người Maya cổ đại luôn gây ra nhiều điều gây sửng sốt cho giới khoa học tân kỳ. Ngay cả nền văn hóa của họ cũng vậy, cho tới nay khoa học mới chỉ giải mã được chừng 85% thứ chữ tượng hình Maya.
Bản thân sắc dân bí ẩn này đã làm ra những tác phẩm khắc nét về họ từ năm 1100-800 Tr.CN. Có cả thảy 19 đời vua Maya, trong đó có 2 phụ nữ đã thay nhau trị vì Thành phố - Vương quốc Palenque: từ Vua K'yk' Bahlam I (năm 397) đến Vua Kimi Pakal III (năm 799).
Nhưng vị vua hùng mạnh nhất trong thời kỳ phát triển vàng son nhất của người Maya cổ chính là đức Vua Pakal I hay Pakal Đại đế (603-683), trị vì trong khoảng từ năm 615-683. Hầm mộ của ông đã được khoa học phát hiện ra dạo đầu thập niên 1950 thế kỷ trước tại Palenque (Mexico), còn chiếc nắp quan tài Pakal Đại đế bằng đá nguyên khối, với các đường nét khắc chạm tinh vi được coi là biểu tượng của nền văn minh Maya cổ.
Nhiều nhà nghiên cứu thời hiện đại gọi người Maya như là "sắc dân Hy Lạp cổ của Tân thế giới". Nhưng tới đầu thế kỷ X nền văn minh Maya đột nhiên bị ngừng lại. Các kỳ quan trở nên hiu quạnh, các quảng trường trống trải, các tụ điểm dân cư dần hoang phế… Chỉ có loài khỉ là thứ sinh vật duy nhất còn sống ở đó, trong khi rừng rậm cứ lấn dần các trung tâm văn hóa vốn cực thịnh một cách không thương tiếc… Vậy điều gì đã xảy ra?
Từng tồn tại rất nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chưa có cách lý giải nào xem ra thỏa đáng nhất. Một vài nhà khoa học cho đó là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh, dù rằng người Maya là một sắc dân yêu hòa bình không hiếu chiến như người Aztec láng giềng ở Trung Mỹ. Số khác lại lý giải qua nền nông nghiệp với hình thức đốt rừng làm thổ nhưỡng phai bạc, khô cằn không thể sinh sống tiếp được trên những vùng đất ấy.
Nhưng cho tới tận ngày nay, giới hậu duệ của sắc dân Maya cổ đại vẫn tiếp tục lối sống đốt nương làm rẫy đó thôi. Vả lại, theo những tài liệu nghiên cứu mới nhất, thì người Maya cổ rất có tài trong việc chinh phục đất đai như hoàn thiện hệ thống đê điều, chủ động trong việc tưới tiêu phục hồi chất đất canh tác…
Nhiều học giả khác lại cho rằng đã bùng lên một bệnh dịch kinh hoàng, khiến dân Maya tử vong hàng loạt. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, các dịch bệnh nguy hiểm nhất mãi 6 thế kỷ sau mới bị lây lan bởi người da trắng mang qua Tân thế giới.
Cũng có thêm giả thuyết về những cuộc khởi nghĩa đối kháng đẳng cấp của tầng lớp dân nghèo chống lại giới vua quan, nhưng kết cục vẫn phải có một phe thắng cuộc trong trận chiến đó. Nhưng xem ra hoàn toàn không phải vậy… Cũng có thể do một đại họa thiên tai nào đó mà cho tới nay người ta vẫn chưa lý giải được.
Chia sẻ bài này
Bí ẩn về nền văn minh Maya
4/
5
Oleh
SKNCT