Bolero dù là dòng nhạc có nguồn gốc ngoại lai, nhưng lại gần gũi, mang âm hưởng dân ca, mang hơi thở cuộc sống, tâm tình của người dân Việt. Điều này cũng lý giải sức sống lâu bền của dòng nhạc Bolero, bất chấp những tranh luận triền miên kéo dài hàng thế kỷ.
Bolero du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Hơn nửa thế kỷ, dòng nhạc độc đáo này không chỉ góp phần làm thêm sự phong phú cho nền âm nhạc nước nhà, mà nó vẫn còn hiện hữu trong trái tim của giới mộ điệu âm nhạc.
Khởi nguồn Bolero ở Việt Nam
Bolero là điệu nhảy dân tộc của Tây Ban Nha sáng tạo bởi vũ sư Sebastian Zerezo vào năm 1780 và phát triển sang các nước Châu Mỹ La tinh (nhất là Cuba) sau đó một thế kỷ. Có nguồn gốc từ Ma-rốc, nó được nhảy solo hoặc nhảy đôi, với trống lắc tay, phách, đàn guitar và giọng nói của các vũ công như phần đệm. Nguyên thủy ban đầu của điệu Bolero có tiết tấu nhanh, mạnh và phù hợp với bước nhảy của các vũ công.
Điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 20, lúc phong trào tân nhạc đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhạc sĩ ở miền Nam bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống trong những sáng tác của mình.
Hai thập niên 60-70 của thế kỷ 20 là đỉnh điểm phát triển thịnh hành của dòng nhạc Bolero. Với phong trào "Thời trang nhạc tuyển", đâu đâu cũng có hiện tượng "người người hát Bolero, nhà nhà nghe Bolero". Do vậy mà rất nhiều bản nhạc Bolero với ca từ và giai điệu mộc mạc, bình dị được thu âm vào băng cassette hoặc đĩa nhựa và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời điểm lúc bấy giờ ở miền Nam.
Vì sao nhạc Bolero bền bỉ với thời gian?
"Ca từ giản dị, gần gũi, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái nên dễ được mọi người yêu thích" - đó là nhận xét của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, người từng thành công với những ca khúc mang giai điệu Bolero khi nói về dòng nhạc đặc sắc này. Nhạc sĩ Tiến Luân lại cho rằng: "Sở dĩ dòng nhạc Bolero nó vẫn còn chỗ đứng cho đến ngày hôm nay là vì cuộc sống bây giờ hối hả, tấp nập quá… đôi khi con người ta cần có những giây phút tĩnh lặng để thư giãn, nghỉ ngơi. Những ca khúc thuộc dòng nhạc Bolero đáp ứng được nhu cầu đó vì tiết điệu của nó khá chậm rãi, lời ca giàu chất văn học, ý nghĩa sâu sắc, trùng hợp với tâm trạng của nhiều người nên nó được ưa chuộng".
Quả thật, dòng nhạc Bolero thường có giai điệu đơn giản và trữ tình nên dễ đi vào lòng người. Nó chạm tới hoàn cảnh của số đông người nghe, tạo cho họ một khoảng lặng như được an ủi, vỗ về bởi những đồng cảm rất sâu và rất thực. Từ những ca khúc mang âm hưởng đồng quê như: "Gạo trắng trăng thanh" của Hoàng Thi thơ, "Khúc ca ngày mùa" của Lam Phương, "Lối về xóm nhỏ" của Trịnh Hưng, "Nắng lên xóm nghèo" của Phạm Thế Mỹ… người nghe như được thấy quê hương Việt Nam luôn yên bình, thơ mộng; cho đến những bản nhạc tự sự trữ tình như: "Hàn Mặc Tử" của Trần Thiện Thanh, "Chuyện tình Lan và Điệp" của Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh v.v... hay những bản nhạc hoài niệm về ngày tháng cũ, về thân phận cô đơn và chia ly như: "Đường xưa lối cũ" của Hoàng Thi Thơ, "Buồn trong kỷ niệm" của Trúc Phương, "Hoa mười giờ" của Đài Phương Trang, "Cho vừa lòng em" của Mặc Thế Nhân, "Gái nhà nghèo" của Cô Phượng, "Sầu lẻ bóng" của Anh Bằng… là những vần điệu tình tứ và riêng tư về cuộc đời dâu bể đa đoan. Chúng đã dìu người nghe vào tận ngút ngàn nỗi buồn nhân thế, nhưng lại không quá bi lụy hay đẩy cao oán hờn.
Ở tận đáy sâu thăm thẳm ấy, người hát nhạc Bolero như đang hát về hoàn cảnh, về tâm sự của chính mình và người nghe thì cảm thấy như lòng mình được xoa dịu bằng những giai điệu, ca từ thật ngọt ngào, sâu lắng. Một đặc tính khác khiến cho dòng nhạc Bolero được khán giả ưa chuộng, đó là trong khi điệu Bolero nguyên thủy là loại nhạc được viết theo nhịp 3/4, sau khi du nhập vào Việt Nam lại được viết theo nhịp 4/4. Cách chia tiết tấu này rất phù hợp với giai điệu các bài dân ca miền Nam, hợp với làn điệu "Vọng cổ" của âm nhạc tài tử và cải lương. Đây chính là yếu tố giúp cho người thưởng thức "hứng khởi" mỗi khi nghe nhạc Bolerovì họ cảm thấy nó rất thân quen, gần gũi.
Một đặc điểm quan trọng nữa khiến cho điệu Bolero được nhiều người yêu thích là do kết cấu phân nhịp và bố cục giai điệu trong những bản Bolero thường tiến dẫn một cách nhịp nhàng, đều đặn, ít có những nốt cao trào đột biến như những tiết điệu khác, nên Bolero có đặc trưng tạo ra một chuỗi giai điệu chậm rãi, pha lẫn chút ngậm ngùi... Và những ca khúc gợi nhớ về dĩ vãng hay tâm sự riêng tư rất thích hợp với loại tiết điệu này. Bolero vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân còn vì nó mang đủ thứ âm hưởng buồn, nghẹn ngào, đau đớn, tiếc nuối,…, nhưng không hề toát ra nỗi uất hận người, hận đời. Nó vẫn còn ẩn mang một khát khao vượt thoát, một sự khoan thứ cao thượng, một sự nâng niu trân trọng tất cả những gì quý giá còn lại, dù là mỏng manh nhất, trong những gì bị coi là đổ vỡ, thất bại.
Cuộc sống, bên cạnh niềm vui, là rất nhiều nỗi buồn. Niềm vui sôi nổi ở bề mặt, thoáng qua, còn nỗi buồn đọng lại, triền miên không dứt. Đến với nỗi buồn, tâm hồn con người trở nên sâu lắng, tinh tế, đồng cảm. Nỗi buồn làm con người xích lại gần nhau, biết yêu thương, san sẻ, sống nhân ái, phóng khoáng hơn. Cũng từ nỗi buồn, con người được tôi luyện, trở nên người hơn, sống đẹp hơn, biết trân trọng những giá trị của thiên nhiên, con người.
Bolero du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Hơn nửa thế kỷ, dòng nhạc độc đáo này không chỉ góp phần làm thêm sự phong phú cho nền âm nhạc nước nhà, mà nó vẫn còn hiện hữu trong trái tim của giới mộ điệu âm nhạc.
Khởi nguồn Bolero ở Việt Nam
Bolero là điệu nhảy dân tộc của Tây Ban Nha sáng tạo bởi vũ sư Sebastian Zerezo vào năm 1780 và phát triển sang các nước Châu Mỹ La tinh (nhất là Cuba) sau đó một thế kỷ. Có nguồn gốc từ Ma-rốc, nó được nhảy solo hoặc nhảy đôi, với trống lắc tay, phách, đàn guitar và giọng nói của các vũ công như phần đệm. Nguyên thủy ban đầu của điệu Bolero có tiết tấu nhanh, mạnh và phù hợp với bước nhảy của các vũ công.
![]() |
Bức họa Marcelle Lender (1895) của Lautrec miêu tả cảnh vũ công nhảy điệu bolero. | Ảnh: wikipedia |
Điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 20, lúc phong trào tân nhạc đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhạc sĩ ở miền Nam bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống trong những sáng tác của mình.
Hai thập niên 60-70 của thế kỷ 20 là đỉnh điểm phát triển thịnh hành của dòng nhạc Bolero. Với phong trào "Thời trang nhạc tuyển", đâu đâu cũng có hiện tượng "người người hát Bolero, nhà nhà nghe Bolero". Do vậy mà rất nhiều bản nhạc Bolero với ca từ và giai điệu mộc mạc, bình dị được thu âm vào băng cassette hoặc đĩa nhựa và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời điểm lúc bấy giờ ở miền Nam.
Vì sao nhạc Bolero bền bỉ với thời gian?
"Ca từ giản dị, gần gũi, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái nên dễ được mọi người yêu thích" - đó là nhận xét của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, người từng thành công với những ca khúc mang giai điệu Bolero khi nói về dòng nhạc đặc sắc này. Nhạc sĩ Tiến Luân lại cho rằng: "Sở dĩ dòng nhạc Bolero nó vẫn còn chỗ đứng cho đến ngày hôm nay là vì cuộc sống bây giờ hối hả, tấp nập quá… đôi khi con người ta cần có những giây phút tĩnh lặng để thư giãn, nghỉ ngơi. Những ca khúc thuộc dòng nhạc Bolero đáp ứng được nhu cầu đó vì tiết điệu của nó khá chậm rãi, lời ca giàu chất văn học, ý nghĩa sâu sắc, trùng hợp với tâm trạng của nhiều người nên nó được ưa chuộng".
Quả thật, dòng nhạc Bolero thường có giai điệu đơn giản và trữ tình nên dễ đi vào lòng người. Nó chạm tới hoàn cảnh của số đông người nghe, tạo cho họ một khoảng lặng như được an ủi, vỗ về bởi những đồng cảm rất sâu và rất thực. Từ những ca khúc mang âm hưởng đồng quê như: "Gạo trắng trăng thanh" của Hoàng Thi thơ, "Khúc ca ngày mùa" của Lam Phương, "Lối về xóm nhỏ" của Trịnh Hưng, "Nắng lên xóm nghèo" của Phạm Thế Mỹ… người nghe như được thấy quê hương Việt Nam luôn yên bình, thơ mộng; cho đến những bản nhạc tự sự trữ tình như: "Hàn Mặc Tử" của Trần Thiện Thanh, "Chuyện tình Lan và Điệp" của Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh v.v... hay những bản nhạc hoài niệm về ngày tháng cũ, về thân phận cô đơn và chia ly như: "Đường xưa lối cũ" của Hoàng Thi Thơ, "Buồn trong kỷ niệm" của Trúc Phương, "Hoa mười giờ" của Đài Phương Trang, "Cho vừa lòng em" của Mặc Thế Nhân, "Gái nhà nghèo" của Cô Phượng, "Sầu lẻ bóng" của Anh Bằng… là những vần điệu tình tứ và riêng tư về cuộc đời dâu bể đa đoan. Chúng đã dìu người nghe vào tận ngút ngàn nỗi buồn nhân thế, nhưng lại không quá bi lụy hay đẩy cao oán hờn.
Ở tận đáy sâu thăm thẳm ấy, người hát nhạc Bolero như đang hát về hoàn cảnh, về tâm sự của chính mình và người nghe thì cảm thấy như lòng mình được xoa dịu bằng những giai điệu, ca từ thật ngọt ngào, sâu lắng. Một đặc tính khác khiến cho dòng nhạc Bolero được khán giả ưa chuộng, đó là trong khi điệu Bolero nguyên thủy là loại nhạc được viết theo nhịp 3/4, sau khi du nhập vào Việt Nam lại được viết theo nhịp 4/4. Cách chia tiết tấu này rất phù hợp với giai điệu các bài dân ca miền Nam, hợp với làn điệu "Vọng cổ" của âm nhạc tài tử và cải lương. Đây chính là yếu tố giúp cho người thưởng thức "hứng khởi" mỗi khi nghe nhạc Bolerovì họ cảm thấy nó rất thân quen, gần gũi.
Một đặc điểm quan trọng nữa khiến cho điệu Bolero được nhiều người yêu thích là do kết cấu phân nhịp và bố cục giai điệu trong những bản Bolero thường tiến dẫn một cách nhịp nhàng, đều đặn, ít có những nốt cao trào đột biến như những tiết điệu khác, nên Bolero có đặc trưng tạo ra một chuỗi giai điệu chậm rãi, pha lẫn chút ngậm ngùi... Và những ca khúc gợi nhớ về dĩ vãng hay tâm sự riêng tư rất thích hợp với loại tiết điệu này. Bolero vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân còn vì nó mang đủ thứ âm hưởng buồn, nghẹn ngào, đau đớn, tiếc nuối,…, nhưng không hề toát ra nỗi uất hận người, hận đời. Nó vẫn còn ẩn mang một khát khao vượt thoát, một sự khoan thứ cao thượng, một sự nâng niu trân trọng tất cả những gì quý giá còn lại, dù là mỏng manh nhất, trong những gì bị coi là đổ vỡ, thất bại.
Cuộc sống, bên cạnh niềm vui, là rất nhiều nỗi buồn. Niềm vui sôi nổi ở bề mặt, thoáng qua, còn nỗi buồn đọng lại, triền miên không dứt. Đến với nỗi buồn, tâm hồn con người trở nên sâu lắng, tinh tế, đồng cảm. Nỗi buồn làm con người xích lại gần nhau, biết yêu thương, san sẻ, sống nhân ái, phóng khoáng hơn. Cũng từ nỗi buồn, con người được tôi luyện, trở nên người hơn, sống đẹp hơn, biết trân trọng những giá trị của thiên nhiên, con người.
Tuổi thơ của bao người, đã lớn lên trong lời ru của mẹ. Có lời ru nào không mang âm hưởng buồn man mác, sâu lắng tình thương. Giai điệu buồn ấy, làm tâm lý đứa trẻ dịu lại, đi sâu vào giấc ngủ êm đềm, trở thành dòng sữa nuôi lớn tâm hồn... Khi nào cuộc sống con người còn có nỗi buồn, còn sự mất mát, đổ vỡ, chia ly… thì người ta sẽ còn tìm đến Bolero.
GOVIVU tổng hợp
----
Xem thêm:
Chia sẻ bài này
BOLERO là gì mà nhiều người thích nghe đến thế?
4/
5
Oleh
SKNCT