Việc kích nổ trên không giúp "Mẹ của các loại bom" GBU-43 đạt sức sát thương tối đa, so với kích nổ khi chạm đất.
GBU-43 Massive Ordnance Air Blast (MOAB), biệt danh "Mẹ của các loại bom" (Mother Of All Bombs), là loại bom thông thường lớn được Mỹ phát triển. Vào thời điểm ra mắt, nó được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Khi bắt đầu rơi tự do, MOAB nhanh chóng tách ra khỏi giá treo và mở cánh lưới điều hướng. Nhờ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và máy tính điều khiển, những cánh lưới này giúp điều hướng MOAB tới mục tiêu.
Quả MOAB không chạm tới mặt đất của hệ thống hầm ngầm. Giống hầu hết các loại vũ khí lớn, gồm cả bom hạt nhân, nó phát nổ trong không trung. Ngòi nổ kích hoạt MOAB ở cách mặt đất 2m với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ TNT.
Lý do nó phát nổ trên không, thay vì nổ khi chạm đất là nhằm gây ra hiện tượng quá áp. Đó là sự gia tăng đột ngột áp suất không khí do một quả bom gây ra. Sự thay đổi áp suất này lan tỏa thành sóng xung kích ra mọi hướng. Bất kỳ khí tài, đường hầm hay sinh vật nào trong tầm sát thương của bom đều bị hủy diệt hoàn toàn.
Nếu MOAB phát nổ khi chạm đất, rất nhiều sóng áp lực sẽ đánh xuống lòng đất, tạo ra hố bom. Nền đất cứng và đặc hơn không khí nhiều lần, khiến sóng xung kích bị triệt tiêu rất nhanh. MOAB phát nổ trên mặt đất vẫn gây ra nhiều thiệt hại trong phạm vi nhất định, nhưng kích nổ ở độ cao 2m sẽ mở rộng phạm vi phá hoại lên nhiều lần.
Bên cạnh đó, khi bom phát nổ trong không khí, sóng quá áp sẽ lan rộng theo mọi hướng, bao gồm cả xuống dưới. Sóng hướng xuống sẽ nảy lại, đi qua vùng không khí nóng và mỏng do vụ nổ tạo ra ngay trước đó.
Trong môi trường này, sóng áp lực di chuyển nhanh hơn. Các sóng phản hồi có thể bắt kịp với những đợt sóng xung kích ban đầu. Chúng kết hợp lại, tạo thành "sóng xung kích kết hợp", đủ khả năng tăng gấp đôi sức công phá của bom.
Sóng xung kích kết hợp tạo ra lực ép lớn xuống mặt đất, có thể làm sập hầm và gây nổ mìn dưới lòng đất mà không bị hao phí năng lượng. Nếu MOAB phát nổ ở địa hình phẳng, khác địa hình miền núi của tỉnh Nangarhar, nó sẽ tạo ra vụ nổ có bán kính sát thương tới 1,6km.
GBU-43 Massive Ordnance Air Blast (MOAB), biệt danh "Mẹ của các loại bom" (Mother Of All Bombs), là loại bom thông thường lớn được Mỹ phát triển. Vào thời điểm ra mắt, nó được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Khi bắt đầu rơi tự do, MOAB nhanh chóng tách ra khỏi giá treo và mở cánh lưới điều hướng. Nhờ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và máy tính điều khiển, những cánh lưới này giúp điều hướng MOAB tới mục tiêu.
Một quả MOAB với hệ thống cánh điều khiển dạng lưới. (Ảnh: Wikipedia). |
Quả MOAB không chạm tới mặt đất của hệ thống hầm ngầm. Giống hầu hết các loại vũ khí lớn, gồm cả bom hạt nhân, nó phát nổ trong không trung. Ngòi nổ kích hoạt MOAB ở cách mặt đất 2m với sức công phá tương đương 11 tấn thuốc nổ TNT.
Lý do nó phát nổ trên không, thay vì nổ khi chạm đất là nhằm gây ra hiện tượng quá áp. Đó là sự gia tăng đột ngột áp suất không khí do một quả bom gây ra. Sự thay đổi áp suất này lan tỏa thành sóng xung kích ra mọi hướng. Bất kỳ khí tài, đường hầm hay sinh vật nào trong tầm sát thương của bom đều bị hủy diệt hoàn toàn.
Nếu MOAB phát nổ khi chạm đất, rất nhiều sóng áp lực sẽ đánh xuống lòng đất, tạo ra hố bom. Nền đất cứng và đặc hơn không khí nhiều lần, khiến sóng xung kích bị triệt tiêu rất nhanh. MOAB phát nổ trên mặt đất vẫn gây ra nhiều thiệt hại trong phạm vi nhất định, nhưng kích nổ ở độ cao 2m sẽ mở rộng phạm vi phá hoại lên nhiều lần.
Bên cạnh đó, khi bom phát nổ trong không khí, sóng quá áp sẽ lan rộng theo mọi hướng, bao gồm cả xuống dưới. Sóng hướng xuống sẽ nảy lại, đi qua vùng không khí nóng và mỏng do vụ nổ tạo ra ngay trước đó.
Quá trình tạo sóng xung kích kết hợp của MOAB. (Ảnh: Business Insider). |
Trong môi trường này, sóng áp lực di chuyển nhanh hơn. Các sóng phản hồi có thể bắt kịp với những đợt sóng xung kích ban đầu. Chúng kết hợp lại, tạo thành "sóng xung kích kết hợp", đủ khả năng tăng gấp đôi sức công phá của bom.
Sóng xung kích kết hợp tạo ra lực ép lớn xuống mặt đất, có thể làm sập hầm và gây nổ mìn dưới lòng đất mà không bị hao phí năng lượng. Nếu MOAB phát nổ ở địa hình phẳng, khác địa hình miền núi của tỉnh Nangarhar, nó sẽ tạo ra vụ nổ có bán kính sát thương tới 1,6km.
Theo VnExpress
------------
------------
“Bom mẹ” của Mỹ không mạnh bằng “Bom cha” của Nga?
Nga đang sở hữu loại bom mạnh gấp 4 lần quả bom phi hạt nhân GBU-43 do Mỹ thả xuống căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan hôm 13/4.
GBU-43 (Massive Ordnance Air Blast – MOAB, còn gọi bằng tên "Mẹ của các loại bom" - Mother of All Bombs – dựa trên từ viết tắt) là loại bom phi hạt nhân mạnh nhất từng được Mỹ sử dụng ngoài chiến trường.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải loại bom mạnh nhất trên thế giới, theo đài NDTV, vì quân đội Nga được cho là đang sở hữu "Cha của các loại bom" (FOAB) "mạnh gấp 4 lần MOAB".
Năm 2007, Nga thử nghiệm FOAB – loại bom nhiệt có bán kính phá hủy khoảng 300m (hơn gấp đôi MOAB, 137m, nhiệt lượng sản sinh cũng gấp đôi) và đương lượng nổ tương đương gần 44 tấn thuốc nổ TNT. Loại bom phi hạt nhân chết người này phát nổ giữa không trung, đốt cháy hỗn hợp gồm nhiên liệu và không khí, phá hủy các cấu trúc, gây ra những vụ nổ lớn kéo theo dư chấn. FOAB mạnh tới mức hậu quả nó để lại không khác gì vũ khí hạt nhân.
Bom MOAB của Mỹ. (Ảnh: NDTV). |
Còn loại bom MOAB của Mỹ trước đây được coi là vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất. Thiết bị được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3/2003, vài ngày trước khi Mỹ đổ quân vào Iraq. Không quân Mỹ nói rằng trong lần thử nghiệm đó, quả bom tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 32km.
MOAB có trọng lượng 9.797 kg tích hợp đầu đạn dẫn đường bằng GPS. Các báo cáo cho biết MOAB dài 6m, có thể xuyên qua mặt đất ở độ sâu 60m (hoặc xuyên qua lớp bê-tông dày 18m) trước khi phát nổ.
Hôm 13/4, Mỹ thả MOAB GBU-43 xuống một căn cứ IS tại huyện Achin, tỉnh Nangarhar – Afghanistan, gần biên giới Pakistan. Theo Nhà Trắng, quả bom nhắm mục tiêu vào mạng lưới đường hầm và hang động dùng để di chuyển của bọn khủng bố.
"Vụ không kích bằng GBU-43 giúp giảm thiểu nguy cơ cho các lực lượng Mỹ và Afghanistan khi tiến hành hoạt động trong khu vực, đồng thời tối đa hóa việc phá hủy máy bay chiến đấu và cơ sở hạ tầng của IS" - Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) viết trên Twitter.
Theo NLĐ
Chia sẻ bài này
Tại sao "Mẹ của các loại bom" nổ trên không thay vì dưới đất?
4/
5
Oleh
SKNCT